Một chiếc máy bay IL-76 của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cất cánh từ một sân bay gần Moscow và bay đến Sân bay El-Arish ở Ai Cập.
Hàng viện trợ nhân đạo của Nga sẽ được chuyển giao cho đại diện của Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Ai Cập để chuyển đến Dải Gaza.
Theo hãng tin TASS, chuyến hàng cứu trợ nhân đạo đó đã đến Ai Cập vào cuối ngày hôm đó. "Máy bay cất cánh từ sân bay Zhukovsky ở khu vực Moscow và chở theo 27 tấn thực phẩm, bao gồm bột mì, đường, gạo và thực phẩm."
Ảnh chụp màn hình thông báo của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga về việc cung cấp viện trợ cho người dân tại Dải Gaza
Theo The Paper, trên thực tế, hiện chưa có quốc gia hay tổ chức nào thả hàng cứu trợ xuống Gaza, phần lớn hàng hóa mà các nước viện trợ cho người dân tại Gaza trước tiên phải đi qua Cửa khẩu Rafah ở Ai Cập.
Cửa khẩu Rafah nằm ở phía nam Gaza, giáp với Bán đảo Sinai của Ai Cập. Đây là cầu nối quan trọng giữa Gaza và phần còn lại của thế giới.
Kể từ khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng nổ, các lối ra vào khác giữa Israel và Gaza đã bị chặn. Cửa khẩu Rafah trở thành con đường huyết mạch duy nhất kết nối Gaza với thế giới bên ngoài.
Cửa khẩu này được Israel và Ai Cập kiểm soát chặt chẽ, phải đạt được thỏa thuận nhất định mới có thể đi qua.
Bản đồ vị trí cụ thể của Cửa khẩu Rafah. Ảnh: Al Jazeera
Dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, tính đến tháng 7 năm nay, Cửa khẩu Rafah đã mở cửa được 138 ngày và đóng cửa trong 74 ngày, với trung bình 27.000 người qua cảng mỗi tháng.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres ngày 19/10 tuyên bố rằng, Sân bay El-Arish và Cửa khẩu Rafah của Ai Cập là "huyết mạch cho người dân Gaza" và hàng cứu trợ nhân đạo nên được phép vào Dải Gaza ngay lập tức mà không bị hạn chế.
Theo tờ Times of Israel, ngày 21/10 (giờ địa phương), đoàn 20 xe tải đầu tiên chở hàng cứu trợ nhân đạo quốc tế đã đi qua Cửa khẩu Rafah đến Gaza, đây là lần đầu tiên hàng cứu trợ được phép đến khu vực này kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát vào ngày 7/10.
Ngày 23/10, Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Ai Cập cho biết, họ đã chuyển lô hàng cứu trợ nhân đạo thứ ba tới Gaza vào ngày hôm đó.
Tuy nhiên, tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 21/10 chỉ ra rằng, "các bệnh viện ở Gaza đang trên bờ vực sụp đổ do tình trạng thiếu và cạn kiệt thuốc men và vật tư y tế…
Khi xung đột tiếp tục gia tăng, nguồn cung cấp hiện đang được chuyển đến Gaza hầu như không thể đáp ứng nhu cầu y tế ngày càng tăng".
Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi "hỗ trợ nhân đạo liên tục và không bị gián đoạn thông qua Cửa khẩu Rafah".
Tóm lại, theo trang The Paper, hình ảnh chiếc máy bay đăng lên mạng được chụp vào ngày 20/10 và không có bằng chứng nào cho thấy chiếc máy bay bốc cháy khi cất cánh từ sân bay gần thủ đô Tajikistan có liên hệ với Dải Gaza hay Israel.
Mẫu máy bay này là IL-76, cùng mẫu với máy bay chở hàng cứu trợ của Nga đến Gaza, đây có thể trở thành nguồn gốc của tin đồn trên mạng xã hội Trung Quốc.
Tuy nhiên, tất cả hàng cứu trợ nhân đạo của Nga đã đến Ai Cập vào ngày 19/10.
Và kể từ khi bùng nổ xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas, hàng cứu trợ chỉ có thể vào Gaza qua Cửa khẩu Rafah. Vào ngày 19/10, lô hàng cứu trợ nhân đạo quốc tế đầu tiên đã được phép đi qua cửa khẩu này.