Một chỉ số "quay đầu" sau 6 tháng: Động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang "hồi sinh"

Minh Khôi | 30/09/2023, 19:04
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nền kinh tế Việt Nam tăng tốc trong quý thứ hai liên tiếp nhờ thành quả tăng trưởng mạnh mẽ hơn của các động lực chính là sản xuất và xuất khẩu.

Trong khi đó, tờ Nikkei Asian ghi nhận kinh tế Việt Nam tăng tốc so với quý trước nhờ sự phục hồi của ngành du lịch.

Kinh tế trong quý 3 được thúc đẩy chủ yếu nhờ vào ngành bán lẻ và du lịch. Ước tính ngành này chiếm khoảng 40% GDP của Việt Nam.

Du khách quay trở lại các điểm đến nổi tiếng như trung tâm thành phố Đà Nẵng, với số lượng du khách nước ngoài vào nước từ tháng 7 đến tháng 8 đạt 2,25 triệu.

Dữ liệu kinh tế chính thức gần đây cho thấy lĩnh vực sản xuất đang phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng chuyển biến tích cực trong tháng 5 và đánh dấu tăng trưởng tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 9.

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam, cho rằng môi trường bên ngoài, gồm sự phục hồi chậm chạp của Trung Quốc, đã ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam, làm thu hẹp sản xuất công nghiệp.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại.

Trong khi sản xuất công nghiệp của Việt Nam bị thu hẹp do nhu cầu toàn cầu sụt giảm, các lĩnh vực khác được dự báo tăng trưởng lành mạnh. Lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng tiếp tục mở rộng nhờ sự hồi sinh của ngành du lịch và sự phục hồi của các dịch vụ liên quan. Nông nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá lương thực tăng, và dự kiến tăng trưởng 3,2% trong năm 2023 và năm tiếp theo.

Những khó khăn còn tồn tại

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng sự phục hồi còn chưa rõ ràng. Tran Khanh Hien, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại MB Securities, nói với Nikkei Asia: "Tăng trưởng GDP [quý 3] thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi. Các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ phục hồi [chậm hơn] so với dự kiến".

Dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam đạt khoảng 4,9%-5%.

Anh Pham, chuyên gia kinh tế độc lập, chỉ ra rằng động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam là xuất khẩu và khu vực dịch vụ.

Ông cho rằng, cần phải điều chỉnh thêm chính sách thị thực của [quốc gia] để thuận lợi hơn trong việc thu hút nhiều du khách quốc tế như từ Liên minh Châu Âu và Mỹ.

Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) tháng 9/2023 cũng lưu ý những rủi ro đáng kể đối với triển vọng này. Ở trong nước, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công và những yếu kém về cấu trúc trong nội tại nền kinh tế là những nguy cơ chính dẫn tới giảm tốc tăng trưởng.

Ở bên ngoài, tăng trưởng toàn cầu chậm lại đáng kể và sự phục hồi yếu ở Trung Quốc vẫn là nguy cơ đối với triển vọng kinh tế. Lãi suất duy trì ở mức cao tại Mỹ và châu Âu cùng với đồng đô-la Mỹ mạnh hơn có thể gây thêm khó khăn cho việc phục hồi nhu cầu bên ngoài, và dẫn đến giảm tỷ giá tiền đồng.

Theo Nhịp sống thị trường
https://markettimes.vn/mot-chi-so-quay-dau-sau-6-thang-dong-luc-tang-truong-kinh-te-cua-viet-nam-dang-hoi-sinh-41622.html
Copy Link
https://markettimes.vn/mot-chi-so-quay-dau-sau-6-thang-dong-luc-tang-truong-kinh-te-cua-viet-nam-dang-hoi-sinh-41622.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một chỉ số "quay đầu" sau 6 tháng: Động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang "hồi sinh"