Sao LHS 1140 ít hoạt động hơn nhiều so với TRAPPIST-1, Cadieux bổ sung. Vởi chỉ khoảng 20% kích thước và khối lượng của Mặt Trời của chúng ta, LHS 1140 phát ra đủ năng lượng để tạo ra điều kiện có thể sống ở khu vực gần bề mặt của nó hơn so với Sao Thủy đối với trường hợp của Mặt Trời. Thực tế, hành tinh LHS 1140b được cho là "mát mẻ" hơn Trái Đất mặc dù nó có quỹ đạo gần sao mẹ gấp bốn lần so với khoảng cách từ Sao Thủy tới Mặt Trời.
"Tôi nghĩ rằng LHS 1140 là hệ ngoại hành tinh thú vị tiếp theo sau TRAPPIST-1 về khả năng sống được," Cadieux nói. "Và kết quả từ nghiên cứu này giúp chúng tôi xác định những gì cần tìm kiếm trong tương lai với những chương trình khác."
Cadieux cho biết các nhà nghiên cứu đã đăng ký nghiên cứu hệ LHS 1140 với JWST để tìm hiểu xem ngoại hành tinh này có một bầu khí quyển đầy hydro và heli hay dường như có nhiều nước. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có quan sát nào được lên kế hoạch cụ thể.
"Nếu có thể xác nhận trong tương lai rằng đó là một thế giới nước, chúng ta có thể mô phỏng khí hậu của hành tinh để xem liệu có nước lỏng trên bề mặt hay không," Cadieux nói. "Đó sẽ là phát hiện gián tiếp đầu tiên về nước lỏng trên một ngoại hành tinh, và đó sẽ là một khám phá tuyệt vời."
Nghiên cứu đã được công bố trên The Astrophysical Journal Letters hôm mùng 3 tháng 1 vừa qua.
Bryan
Theo Space.com