Những người bán ở đây không bao giờ sử dụng chính loại miến mình sản xuất ra, thậm chí phải đặt riêng một loại miến không tẩy rửa, không phẩm màu để sử dụng.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), việc các cơ sở sản xuất sử dụng hóa chất để làm trắng miến không phải là chuyện mới. Những chất này khiến người ăn phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc mãn tính, khi chúng tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ tạo điều kiện để bệnh ung thư hình thành.
Đáng nói, ngày nay trên thị trường không chỉ có miến tẩy trắng mà còn có miến nhuộm hóa chất, mang màu vàng trông vô cùng bắt mắt. PGS Nguyễn Duy Thịnh đánh giá rất có thể người bán đã sử dụng bột sắt để nhuộm màu vàng cho miến. Nếu như bột sắt được tinh chế tinh khiết sẽ không gây độc, nhưng nếu loại bột này còn tồn đọng ô xít sắt thì hoàn toàn có thể khiến người ăn bị nhiễm độc kim loại như chì, thủy ngân. Những chất độc này rất khó kiểm soát và gây hại cho người sử dụng, gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh…
1. Miến vụn nát, khô giòn
Miến tẩy trắng đã qua hóa chất nên dễ bị vụn nát, khô giòn, các sợi miến không đều hay dính vào nhau.
Sợi miến nguyên chất 100% sẽ có độ trong, quánh, thơm và sạch. Các sợi miến nhỏ, độ dài đều nhau, suôn thẳng.
2. Miến nhanh nát
Miến đã qua hóa chất dù có màu đẹp, giòn dai nhưng để lâu nhanh nhũn, sợi bết lại.
Miến sạch sẽ dai, nấu lên để lâu cũng không bị nát.
3. Miến có màu trắng khác lạ, không có mùi thơm tự nhiên
Miến sạch có màu trắng đục, xám đen. Ngược lại, miến tẩy hóa chất sẽ có màu trắng tinh.
Cũng vì đã được ngâm tẩm quá nhiều chất tẩy trắng, chất nhuộm màu nên sợi miến khi ăn sẽ không cảm nhận được vị thơm ngon tự nhiên của nguyên liệu, mà thậm chí còn có mùi hôi lạ, mùi hóa học do dư lượng hóa chất tạo nên.