Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP được áp dụng từ 1/1/2025, mức phạt cao nhất cho cá nhân đối với lỗi xe không chính chủ có thể lên tới 2 triệu đồng (xe máy) và 6 triệu đồng (ô tô)...
Trước đây, tại điểm a khoản 4 và điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị bãi bỏ bởi điểm l khoản 8 Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) thì lỗi xe không chính chủ có nghĩa là không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Hiện hành, tại điểm a khoản 3 và điểm h khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì lỗi xe không chính chủ được quy định là không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định.
Sau đây là mức xử phạt hành chính với hành vi không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định (tức lỗi xe không chính chủ) theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP:
Theo khoản 10 Điều 47 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm h khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.
Như vậy, người dân chỉ bị xử phạt hành chính về lỗi xe không chính chủ thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.
Tuy nhiên, việc mượn xe người thân, bạn bè,… để chạy trên đường sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ.