Để đạt được mục tiêu chính của mình, bạn nên lập một kế hoạch hành động chi tiết và thực hiện theo nó. Lên kế hoạch các buổi học ngắn mỗi ngày và dành một khoảng thời gian thích hợp tập trung toàn tâm toàn lực cho nó. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn học đều đặn 30 phút mỗi ngày, thay vì học những bài học dài nhưng tần suất không đều, có khi chỉ một hai lần một tuần.
Lưu ý rằng bạn không cần phải dành một lượng thời gian như nhau cho mỗi ngôn ngữ. Nếu bạn nhận thấy rằng tiếng Nhật khó hơn tiếng Bồ Đào Nha, hãy tập trung vào tiếng Nhật nhiều hơn.
Chúng ta cần hiểu rõ rằng, học hai ngôn ngữ cùng lúc có nghĩa là sự tiến bộ của bạn sẽ không nhanh bằng khi bạn tập trung vào một ngôn ngữ. Học thường xuyên, giữ tốc độ ổn định và dành thời gian để ghi nhận những nỗ lực cùng sự tiến bộ của bạn.
4. Sử dụng thói quen học tập khác nhau cho mỗi ngôn ngữ
Để tránh nhầm lẫn hai ngôn ngữ, hãy thử sử dụng một thói quen học tập khác nhau cho từng ngôn ngữ. Học mỗi ngôn ngữ ở mỗi nơi riêng biệt trong nhà của bạn, ở quán cafe hoặc vào một thời điểm khác nhau trong ngày. Chẳng hạn, bạn có thể tranh thủ học tiếng Ba Lan trong giờ nghỉ trưa và tiếng Ý chỉ khi bạn ở nhà. Điều này sẽ cho phép bạn tạo một môi trường duy nhất được liên kết với từng ngôn ngữ.
Ảnh minh họa: Fairleigh Dickinson University
5. Tránh làm nhiều việc cùng một lúc
Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy đa nhiệm có thể phá hủy sự năng suất của bạn. Điều này cũng đúng với việc học ngôn ngữ. Kết hợp hai ngôn ngữ vào một buổi học thường không phải là một ý tưởng tốt, đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu học chúng.
Sau khi xây dựng nền tảng vững chắc bằng cả hai ngôn ngữ, bạn có thể thêm các hoạt động học tập kết hợp vào thói quen hàng ngày của mình. Ví dụ: Bạn có thể xem phim bằng tiếng nước ngoài này với phụ đề bằng tiếng nước ngoài khác. Hoặc thử tạo một bộ flashcard hỗn hợp để thử thách bản thân.
Theo Preply