Năm học 2023-2024 tập trung cao độ để bứt tốc

21/07/2023, 12:03
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Năm học 2023-2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới GDPT, năm học phải bứt tốc để về đích trong năm học 2024-2025.

Ngoài ra, thực hiện dạy học các môn theo chương trình GDPT 2018, khả năng dẫn đến thừa thiếu cục bộ giáo viên trong từng năm học và theo môn học. An Giang đề xuất được linh hoạt sắp xếp bố trí luân chuyển giáo viên giữa các đơn vị với nhau để đáp ứng tối đa nhu cầu học sinh...

Ông Lê Đình Thuần, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa nêu 3 vấn đề mong Bộ GD&ĐT có hướng dẫn cụ thể, liên quan đến: giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT theo hướng tạo điều kiện để học sinh vừa được học nghề vừa được học kiến thức văn hóa; sáp nhập trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm văn hóa thể thao; đội ngũ giáo viên nghệ thuật dạy cấp THPT, giáo viên Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đang thiếu, chưa có nguồn tuyển.

Thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở

Về kết quả giáo dục thường xuyên, ông Hoàng Đức Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Các lãnh đạo, chuyên viên các Sở GD&ĐT và các phòng GD&ĐT đã tích cực tham mưu, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học; thực hiện công tác quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện đúng các quy định.

Năm học 2023-2024 tập trung cao độ để bứt tốc  ảnh 6

Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên Hoàng Đức Minh báo cáo tại Hội nghị.

Theo số liệu báo cáo thống kê của các Sở GD&ĐT, năm học 2022-2023, tổng số cơ sở giáo dục thường xuyên là 18.557 trung tâm (tăng 1.036 trung tâm so với năm học 2021-2022).

Cụ thể: Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: 620 trung tâm, trong đó có 91 trung tâm giáo dục thường xuyên và 529 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (giảm 12 trung tâm so với năm học 2021 - 2022). Trung tâm học tập cộng đồng: 10.491 trung tâm (giảm 199 trung tâm so với năm học 2021-2022 34), đạt tỷ lệ 98,98% xã/phường/thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.

Quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các địa phương về cơ bản được duy trì ổn định trong năm học 2022-2023. Hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên ổn định về mạng lưới và hoạt động. Nhiều trung tâm đã chủ động học hỏi, nghiên cứu nhu cầu người học, khai thác các chức năng của trung tâm để chủ động đa dạng hóa các chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Một số trung tâm cũng đã chủ động tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, chuẩn bị nguồn lực giáo viên để sẵn sàng cho việc tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018.

Nhiều trung tâm bám sát định hướng đổi mới Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT để chủ động tuyển dụng giáo viên còn thiếu hoặc cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo bổ sung sẵn sàng triển khai thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và cấp THPT.

Hệ thống các cơ sở giáo dục thường xuyên từng bước được chính quyền địa phương, người dân ghi nhận là cơ sở thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

Bước đầu một số các trung tâm đã xây dựng tốt thương hiệu tại địa phương được phụ huynh học sinh, các cơ quan quản lý ghi nhận. Nhiều trung tâm đã chủ động ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong dạy học, tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục thường xuyên vẫn còn hạn chế, do chất lượng đầu vào thấp. Đội ngũ giáo viên biên chế dạy văn hóa tại các trung tâm GDNN-GDTX còn ít, chưa đủ về số lượng, chưa đủ về cơ cấu theo các môn học, đội ngũ giáo viên hợp đồng lao động không ổn định. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm GDNN-GDTX còn thiếu thốn, ít được đầu tư xây dựng, mua sắm. Tỷ lệ huy động người học xóa mù chữ ở vùng biên giới, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn còn thấp, kết quả xóa mù chữ không bền vững…

Năm học 2023-2024 tập trung cao độ để bứt tốc  ảnh 7

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai.

Chia sẻ về công tác xóa mù chữ tại tỉnh Lào Cai, theo ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, ngành Giáo dục xác định rõ công tác Xóa mù chữ là một trong những Chương trình mục tiêu quốc gia. Từ đó làm tốt công tác tham mưu, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Giai đoạn 2021-2023, tỉnh đã thực hiện xóa mù chữ cho 3.511/5.000 người trong độ tuổi 15-60, đạt 70,22% cả giai đoạn. Năm 2023 thực hiện mở 56 lớp xóa mù chữ Giai đoạn 1,2 cho 1.155 học viên...

Dù có nhiều những chuyển biến, song công tác xóa mù chữ vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mới, cần tập trung giải quyết như chất lượng học viên, dạy nghề cho học viên sau khi học xóa mù chữ hiệu quả để giảm tái mù chữ…

Để thực hiện tốt hơn công tác này, ông Nguyễn Thế Dũng đề nghị Bộ GD&ĐT nâng cấp phần mềm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; có ý kiến với Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 96/2008/TT-BTC về hướng dẫn kinh phí hỗ trợ cho các trung tâm học tập cộng đồng; đồng thời tăng cường tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên về nội dung, phương pháp dạy học và định hướng nguồn học liệu xóa mù chữ giai đoạn 1, giai đoạn 2.

Năm học 2023-2024 tập trung cao độ để bứt tốc  ảnh 8

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Năm học 2023-2024: Bứt tốc để chuẩn bị về đích

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt quan trọng của năm học 2023-2024 trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đây là năm học mà sau cố gắng trong cả một quá trình, chúng ta phải bứt tốc, để về đích trong năm học 2024-2025. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, tập trung cao độ.

Bộ trưởng cho biết: vừa qua, ngành Giáo dục đã thực hiện trách nhiệm giải trình trước đoàn giám sát của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đồng thời thực hiện đánh giá giữa kỳ. Từ đánh giá giữa kỳ, chúng ta cần chủ động nhìn thấy trước những điểm yếu, hạn chế để có giải pháp khắc phục, không đợi đến khi có kết luận của đoàn giám sát.

Trong rất nhiều vấn đề của giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu cần tập trung cao độ thực hiện đổi mới phương pháp dạy; phương pháp học; phương pháp kiểm tra, đánh giá; đặc biệt với các môn học mới như Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí… Một trong những giải pháp là cần tập huấn thường xuyên, liên tục cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tăng cường các hội giảng trao đổi kinh nghiệm như một số Sở GD&ĐT đã triển khai có hiệu quả… Cố gắng có một nhóm để sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp, hướng dẫn các vướng mắc của đội ngũ khi triển khai tại mỗi Sở GD&ĐT; lưu ý đội ngũ ở THCS, không phó thác đội ngũ cho các quận/huyện.

Việc tăng cường tập huấn, hỗ trợ, chia sẻ, giám sát, dẫn dắt đối với đội ngũ hiệu trưởng các trường cũng vô cùng quan trọng; bởi đây chính là “nhạc trưởng” của đổi mới ở cấp cơ sở, đội ngũ có tính chất quyết định trong đổi mới ở chiều sâu. Chỉ khi đội ngũ này thực sự thấu hiểu chương trình, thấu hiểu tinh thần đổi mới thì mới có thể tổ chức thực hiện hiệu quả.

Cũng liên quan đến đội ngũ, Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu tái đi thực tế tại các trường phổ thông của giảng viên sư phạm; điều này cần trở thành nội dung quan trọng trong nhiệm vụ năm học của các trường năm học tới. Nếu xa lạ với thực tiễn đang diễn ra ở giáo dục phổ thông, không có trải nghiệm thực tế, bám sát, nắm chắc thực tiễn đổi mới, đội ngũ này sẽ không thể dạy một cách hiệu quả cho giáo sinh - những giáo viên tương lai sẽ triển khai thực hiện chương trình mới. Từ đó, các trường sư phạm không thể thực hiện được nhiệm vụ đồng hành, tham gia dẫn dắt trong hệ thống khi thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông.

Trong phát biểu, Bộ trưởng cũng lưu ý cần hỗ trợ tối đa người học và không đặt ra bất kỳ rào cản nào cho học sinh khi chuyển trường; hướng nghiệp, phân luồng phải bằng sự thuyết phục, qua sự lựa chọn của người học, không phải thực hiện cứng nhắc; việc đưa quy định 45 học sinh/lớp với trung học, 35 học sinh/lớp với tiểu học là chuẩn chất lượng, để các nơi nếu chưa đạt được thì tiếp tục phấn đấu; lưu ý khi triển khai chương trình GDPT mới ở giáo dục thường xuyên và nhấn mạnh việc chú trọng đổi mới ở giáo dục thường xuyên.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nam-hoc-2023-2024-tap-trung-cao-do-de-but-toc-post647544.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nam-hoc-2023-2024-tap-trung-cao-do-de-but-toc-post647544.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm học 2023-2024 tập trung cao độ để bứt tốc