Thường xuyên thông tin cập nhật tình hình và kết quả đạt được về công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ của các xã, thị trấn trên hệ thống phát thanh và truyền hình.
Kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xoá mù chữ phù hợp với thực tế địa phương; phân công cụ thể cho cán bộ phụ trách công tác điều tra, tổ chức rà soát, đánh giá các tiêu chuẩn, điều kiện, nguồn lực thực hiện phổ cập giáo dục, xoá mù chữ một cách vững chắc.
Đối với các xã, thị trấn có đối tượng người mù chữ, xây dựng kế hoạch mở lớp xóa mù chữ; chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn tổ chức tuyên truyền phổ biến kế hoạch mở lớp xóa mù chữ tới cộng đồng; phân công cán bộ, giáo viên phối hợp với các tổ chức chính trị địa phương vận động người dân trong danh sách mù chữ ra lớp học xoá mù chữ.
Thành lập Đoàn tự kiểm tra đánh giá và lập hồ sơ đề nghị UBND huyện kiểm tra công nhận kết quả thực hiện phổ cập giáo dục, xoá mù chữ năm 2023.
Bên cạnh thuận lợi, công phổ cập giáo dục, xoá mù chữ ở huyện Sơn Động còn một số khó khăn như đời sống nhân dân còn khó khăn nên việc thực hiện xã hội hoá các nguồn lực đầu tư cho công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ còn nhiều hạn chế.
Theo đó, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương để đáp ứng yêu cầu theo lộ trình đã xây dựng.
Chỉ đạo việc điều tra, cập nhật thông tin trẻ trong các độ tuổi đi học, dân số trong độ tuổi từ 15 đến 60 và thiết lập hệ thống hồ sơ sổ sách quản lý và theo dõi, chính xác, khoa học.
Linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học lớp xoá mù chữ phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên, phù hợp với thực tế từng địa phương.
Huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) có 30 dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sán Chay,…. Người dân tộc thiểu số chiếm gần 57% dân số toàn huyện.