Trẻ không muốn nhìn thấy mẹ bị đối xử bất công và cực kỳ thương mẹ. Khi còn nhỏ, mỗi khi thấy mẹ cãi nhau với bố, trẻ sẽ lao tới đánh bố để bố không bắt nạt mẹ nữa. Cử chỉ đáng yêu này sẽ khiến người mẹ cảm thấy ấm áp vô cùng.
Hơn nữa, nếu thấy mẹ buồn, trẻ sẽ an ủi, vỗ lưng và ôm mẹ. Thấy con yêu thương mẹ nhiều đến vậy, các ông bố cũng phải ghen tị.
Đặc biệt, khi trẻ đứng ra bảo vệ mẹ, chúng có cảm giác tự tin và trưởng thành. Hành động này giúp trẻ phát triển lòng dũng cảm, khả năng đối mặt với khó khăn, đồng thời xác định vai trò và giá trị của mình trong gia đình.
4. Thích khoe mọi thứ với mẹ
Khi trẻ học được một bài hát mới, sáng tạo ra một mô hình mới lạ, tự giác học bài... mẹ luôn là người đầu tiên trẻ muốn khoẻ. Khi làm được những điều như vậy, trẻ có cảm giác đạt được thành tựu, nóng lòng muốn khoe với mẹ.
Trẻ rất muốn được mẹ công nhận, vì thế mẹ không nên keo kiệt những lời khen ngợi. Càng được mẹ khen vì sự cố gắng, trẻ sẽ rất vui và muốn làm những thứ tốt hơn nữa.
Hành động khoe mọi thứ với mẹ cũng có thể là cách trẻ xây dựng mối quan hệ và giao tiếp với mẹ. Bằng cách chia sẻ thông tin và kể câu chuyện về những điều mình quan tâm, trẻ có thể tạo ra sự gần gũi và sẻ chia với mẹ.
Ngoài 4 hành vi trên, tùy theo tính cách của từng đứa trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau về tình yêu thương với mẹ mình. Khi trẻ còn nhỏ, mẹ là người mà trẻ gắn bó nhất. Giai đoạn trẻ "bám" mẹ như thế này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, thường trước 10 tuổi, vì thế người mẹ nên dành nhiều thời gian cho con mình nhiều hơn.