“Khi Nga tấn công một căn cứ như vậy, và điều này chắc chắn sẽ xảy ra, vì binh sĩ ở căn cứ đó được cử tới Ukraine để chiến đấu với chúng tôi, liệu khối NATO có sẵn sàng cho một phản ứng tập thể hay không”, ông Medvedev đặt vấn đề.
Theo Reuters, Điều 5 của Hiệp ước thành lập NATO, được ký vào năm 1949, quy định, cuộc tấn công nhằm vào một nước thành viên sẽ bị coi là tấn công nhằm vào toàn khối. Đây là nguyên tắc phòng thủ tập thể của NATO.
Bình luận của ông Medvedev được đưa ra sau khi ông Andrey Sibiga – phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine – nói rằng, hiện còn 6 thành viên EU là Áo, Croatia, Ba Lan, Hungary, Slovakia và Malta chưa ủng hộ việc bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Ông Sibiga cho rằng, 6 nước thành viên EU nói trên sẽ sớm thay đổi quan điểm.
Hồi tháng 7/2023, G7 – nhóm 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới – đã thông qua cam kết an ninh với Ukraine. G7 tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ an ninh, vận chuyển vũ khí, huấn luyện quân sự, chia sẻ thông tin tình báo và hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Tuy nhiên, G7 không đưa ra khung thời gian cụ thể để thực hiện các cam kết an ninh này
Theo RT, Ukraine hy vọng rằng G7 sẽ thực hiện các cam kết an ninh trước hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của NATO tại Washington vào tháng 7/2024.