Sự xuất hiện của những hệ thống MLRS này ở Cuba sẽ giúp họ có thể kiểm soát không chỉ toàn bộ Vịnh Mexico mà còn cả các căn cứ lớn của Lầu Năm Góc ở bang Florida.
Vì vậy, Polonez-M có thể trở thành công cụ răn đe nghiêm trọng trong cuộc đối đầu giữa Mỹ với Nga - là quốc gia đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với Belarus.
Theo truyền thông đưa tin, quân đội Belarus cũng có tên lửa có tầm bắn lên tới 500km, trong đó có cả các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander tối tân nhất do Nga sản xuất.
Với các tổ hợp này, bán kính của đạn tên lửa không chỉ bao gồm các công trình trên bờ biển Florida mà còn bao gồm cả sân bay vũ trụ chính của Mỹ tại Cape Canaveral.
Bên cạnh Belarus, Quân đội Nga cũng tỏ ra quan tâm đến việc hợp tác với “Hòn đảo Tự do” Cuba.
Tuần trước, truyền thông Nga đã được phép tiếp cận các kho vũ khí ngầm, nơi hàng nghìn đơn vị vũ khí Liên Xô được cất giữ trong tình trạng trang bị hoàn hảo và một lượng lớn đạn dược.
Theo truyền thông Nga, sự gia tăng hợp tác quân sự Cuba-Belarus, sự hiện diện các tổ hợp MLRS Polonez-M Belarus tại “Hòn đảo Tự do” ở Trung Mỹ đã gợi nhớ lại những ký ức về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Theo đó, sự hiện diện của vũ khí pháo binh tầm xa ở Cuba chính là cú đòn của Điện Kremlin nhằm vào Nhà Trắng, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn đang ngày càng khốc liệt.