Ngân sách nhỏ giọt, nâng chất lượng đại học cách nào?

19/06/2023, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các chuyên gia chia sẻ gợi ý giúp cơ sở giáo dục đại học tối ưu hóa chi phí trong bối cảnh ngân sách đầu tư của Nhà nước còn eo hẹp.

Thứ hai, thực hiện nghĩa vụ nộp trả chi phí đào tạo. Theo đó Nhà nước hỗ trợ ngân sách cho trường đại học theo số người học (xác định theo chỉ tiêu tuyển sinh đúng quy định), không phân biệt người học được hỗ trợ đang học ở trường công hay tư. Để thực hiện phương án này, trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo tính toán theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT, cơ quan quản lý xác định mức bình quân để hỗ trợ cơ sở đào tạo theo số người học mà họ đã tuyển sinh đúng quy định. Thực hiện giải pháp này cần điều chỉnh, bổ sung Luật Ngân sách Nhà nước nhằm tạo kênh cấp phát, hỗ trợ đến các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Ngân sách nhỏ giọt, nâng chất lượng đại học cách nào? ảnh 3

Sinh viên Trường đại học Đại Nam thực hành máy tính. Ảnh: Thế Đại

Người sử dụng lao động: Quy định trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu trong phối hợp, chia sẻ chi phí đào tạo với trường học. Có thể học hỏi kinh nghiệm các nước để thể chế hóa thành các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu chịu trách nhiệm tiếp nhận sinh viên đến kiến tập/thực tập, bố trí sinh viên vào vị trí tạm thời nhưng làm việc và đánh giá thật, chi trả sinh hoạt phí cho họ. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có liên quan đến sử dụng lao động phải đảm nhận một khâu của quá trình đào tạo; chia sẻ tài nguyên, thiết bị kỹ thuật dưới hình thức dùng chung với nhà trường...

Trường đại học: Nhà nước tạo lập cơ chế, môi trường cởi mở để cơ sở giáo dục thực hiện các dịch vụ: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, xã hội có thu khác nhằm bù đắp một phần chi phí. Hiện nay, nguồn thu từ hoạt động này còn rất thấp. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ để thực hiện tốt giải pháp này.

Cộng đồng dân cư: Sau khi thu từ Nhà nước, người học, người sử dụng lao động và tự bổ sung của trường đại học, phần chi phí còn lại thu từ cộng đồng dân cư bằng cách tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp (hội khuyến học, hội cựu giáo chức…), các đoàn thể chính trị, xã hội để vận động các quỹ khuyến học, khuyến tài. Phải xem đây là trách nhiệm đóng góp của cộng đồng xã hội cho chi phí đào tạo, không đơn thuần là từ thiện, hảo tâm.

PGS.TS Lê Thị Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thực hành pháp luật (CLD): Tối ưu hóa chi phí bằng nguồn lực công nghệ

Ngân sách nhỏ giọt, nâng chất lượng đại học cách nào? ảnh 4

PGS.TS Lê Thị Châu.

Trong bối cảnh hiện nay, ứng dụng hiệu quả các nguồn lực công nghệ có thể giúp cơ sở đào tạo đại học tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa công tác quản lý, điều hành và bảo đảm chất lượng đào tạo. Một số nguồn lực công nghệ đang ứng dụng tại các cơ sở giáo dục đại học như: Vạn vật kết nối; điện toán đám mây; xây dựng mô hình mô phỏng bằng các ứng dụng. Tuy nhiên, hiện nay ứng dụng các nguồn lực trên còn hạn chế, bất cập. Theo đó, kỹ năng sử dụng CNTT ở một bộ phận giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là giảng viên lớn tuổi. Còn nhiều cơ sở giáo dục đại học chưa chú trọng phát triển các nguồn lực công nghệ để hỗ trợ sinh viên; vẫn áp dụng phương thức truyền thống “thầy đọc trò chép”; công tác quản lý hành chính phần lớn vẫn thực hiện một cách “cơ học”, nặng giấy tờ. Chưa có cơ sở dữ liệu chung cho toàn trường nên sự phối hợp giữa các phòng ban gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, do chưa tận dụng được các nguồn lực công nghệ nên thiếu thống nhất trong quản lý đào tạo...

Để nâng cao khả năng ứng dụng nguồn lực công nghệ cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ, cần xây dựng hành lang pháp lý nhằm thể chế hóa nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm 2021 - 2030 và đổi mới trong phương pháp, tư duy dạy học tích cực để làm chủ công nghệ. Từ đó, giúp người học biết học gì, học thế nào để đạt được mục đích học tập. Người dạy cũng cần thay đổi phương pháp từ truyền thống sang hình thức giảng dạy khác phù hợp hơn, như dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, seminar, báo cáo - thảo luận, học lý thuyết kết hợp liên hệ thực tiễn... Để ứng dụng tốt công nghệ, giảng viên phải có năng lực quản lý tài nguyên mạng, khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ phục vụ dạy học.

Với người học, cần chủ động ứng dụng các nguồn lực công nghệ để thích nghi với môi trường giáo dục đại học mới, năng động, sáng tạo; cá nhân hóa được kế hoạch học tập của mình. Một số ứng dụng để lên kế hoạch, quản lý thời gian như Microsoft To Do, Due, Timely, Trello… có thể giúp người học dễ dàng thực hiện việc này.

Với cơ sở giáo dục đại học, phải công khai chương trình, kế hoạch đào tạo trên các trang ứng dụng quản lý của cơ sở. Từ đó, thể hiện công bằng, minh bạch quá trình đào tạo, quản lý đào tạo, tránh sai lầm đáng tiếc. Đổi mới trong giảng dạy các môn học về công nghệ, đặc biệt là Tin học; bổ sung thêm kiến thức về ứng dụng, công cụ mới hỗ trợ người học không chỉ trên giảng đường, mà còn cả công việc khi ra trường. Mở thêm lớp đào tạo về các công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên, người học.

Các cơ sở giáo dục đại học cần xác định chiến lược dài hạn và ngắn hạn trong ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với bối cảnh tự chủ của từng cơ sở. Có kế hoạch, lộ trình cụ thể trong từng bộ môn, ứng dụng, thí điểm từng bước hoạt động dạy học hiện đại, từ đó rút kinh nghiệm để mở rộng đổi mới phương pháp dạy học ở bộ môn tiếp theo trong toàn trường. Hoạt động này nên tiến hành theo từng bước, tránh nóng vội, chủ quan. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ, ứng dụng CNTT cho giảng viên cũng là việc làm cấp thiết. Ngoài ra, cơ sở đào tạo cần đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, wifi mạnh đủ cho giảng viên, sinh viên tham gia kết nối, học tập trên Internet dễ dàng hơn.

Với người học (sinh viên): Thay đổi cơ chế học phí, vừa hướng tới bù đắp chi phí đào tạo, vừa giải quyết các chính sách xã hội của Nhà nước. Để thực hiện giải pháp này, chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí đào tạo hiện hành cần điều chỉnh, sửa đổi theo cách tiếp cận mới: Tính toán mức học phí nhìn nhận từ chi phí đào tạo; yếu tố mức sống được giải quyết bằng chính sách bù trừ của Nhà nước (vùng có mức sống thấp thu học phí thấp, Nhà nước tăng hỗ trợ từ ngân sách để bù đắp).

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ngan-sach-nho-giot-nang-chat-luong-dai-hoc-cach-nao-post643501.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ngan-sach-nho-giot-nang-chat-luong-dai-hoc-cach-nao-post643501.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân sách nhỏ giọt, nâng chất lượng đại học cách nào?