Ảnh minh họa
Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều muối, cộng thêm với việc các lon được làm từ những nguyên liệu có chứa hóa chất có hại. Hóa chất Bisphenol-A (BPA) sẽ ngấm vào thực phẩm. BPA là một chất có thể gây rối loạn hormone, hệ nội tiết từ đó gây xáo trộn sự chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh sản, tăng trưởng, đến nhiễm sắc thể và não, làm rối loạn chức năng thần kinh, gây ung thư, dẫn đến các bệnh về tim mạch, dậy thì sớm, béo phì, vô hiệu hóa tiến trình hóa trị ở những bệnh nhân ung thư.
Bia rượu và đồ uống có cồn
Ảnh minh họa
Các nghiên cứu cho thấy việc uống quá nhiều rượu sẽ dẫn đến ung thư. Nếu uống, bạn nên uống theo khuyến nghị, chỉ uống một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới. Vượt quá vùng an toàn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột kết, gan, vòm họng, thực quản và trực tràng. Bạn có thể lựa chọn uống rượu vang đỏ thay thế vì trong rượu vang đỏ chứa hợp chất resveratrol giúp chống lại bệnh ung thư.
9 bí quyết ăn uống khoa học, ngừa bệnh tật
- Ăn uống cân bằng và đa dạng: Bữa ăn cần có đủ các nhóm thực phẩm, trong đó thực phẩm có nguồn gốc thực vật đóng vai trò chính yếu. Chất béo chỉ chiếm 20%.
- Ăn uống điều độ, không ăn no, chỉ ăn khi cảm thấy đói, trong một tuần tiến hành 1-2 ngày ăn nhẹ.
Ảnh minh họa
- Giảm muối: Lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày không nên vượt quá 6g, tốt nhất là kết hợp với gia vị trong các món rau quả.
- Hạn chế dùng thức ăn nhanh (ít rau, nhiều chất béo) vì đây cũng là nguy cơ gây nên ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng, dạ dày.
- Hạn chế thực phẩm nhuộm màu, nhất là thức ăn nhuộm màu bằng hóa chất, không chỉ gây ngộ độc mà có thể gây ung thư.
- Không chế biến thức ăn dùng trong nhiều ngày, không ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh.
- Không nên tăng cân quá nhiều nhưng cũng không nên để cơ thể quá gầy ốm.
- Nên nói không với bia rượu và thuốc lá.
- Uống nhiều nước và tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày.