Ngăn ngừa loãng xương
Nhiều nghiên cứu chứng minh, isoflavone trong đậu nành còn giúp ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Sức khỏe xương thường là một vấn đề sau khi mãn kinh, khi phụ nữ bị mất khối lượng xương do giảm nồng độ estrogen. Và đậu phụ chứa nhiều canxi và vitamin D có thể bù đắp sự thiếu hụt này.
Làm chậm tiến triển hoặc tái phát ung thư
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, ăn đậu nành thường xuyên có thể giúp làm chậm sự tiến triển hoặc giảm sự tái phát của một số bệnh ung thư. Đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt có thể nhận thấy ăn đậu phụ và các thực phẩm làm từ đậu nành khác sẽ giữ cho mức độ kháng nguyên của tuyến tiền liệt ở mức thấp, có nghĩa là ung thư tiến triển chậm hơn hoặc không. Nhưng bằng chứng còn mâu thuẫn và một nghiên cứu khác cho thấy rằng ăn thực phẩm chứa nhiều hợp chất đậu nành nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ăn đậu nành thường xuyên cũng có thể làm giảm tái phát ung thư vú. Nhưng bằng chứng không đủ mạnh để chính thức khuyên dùng đậu nành cho tất cả những người sống sót sau ung thư vú.
Ngày nào cũng ăn đậu phụ có tốt không?
Đậu phụ và các sản phẩm được làm từ đậu rất tốt cho cơ thể song chúng ta không nên biến đậu thành thực phẩm ăn mỗi ngày và không ăn quá nhiều trong một lần.
Với những người có dấu hiệu mắc bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, bệnh gout, xơ cứng động mạch thì không nên thường xuyên sử dụng đậu phụ. Ngoài ra, ăn nhiều đậu có thể làm suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến tiêu hóa, thúc đẩy sự hình thành xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu iốt. Khi ăn đậu phụ không nên ăn chung với sữa bò vì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu calcium của cơ thể.
Đậu phụ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi tuần bạn có thể ăn khoảng 2 lần đậu phụ, mỗi lần dùng khoảng 100g/người.
Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ đậu phụ thích hợp cho cả người ăn chay lẫn ăn mặn. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên kết hợp đậu phụ cùng thịt dê, cải bó xôi, mật ong, quả hồng xiêm, hành lá... vì đại kỵ, có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, khi mua đậu phụ từ chợ về do quá trình bảo quản không được tốt nên bạn cần luộc, rán hoặc sốt lên sẽ tốt hơn. Đồng thời cũng đảm bảo không sợ hao hụt dinh dưỡng.
Tóm lại, đậu phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần tiêu thụ có giới hạn để tránh gặp phải những tác hại không muốn. Bên cạnh việc đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng bạn cũng cần có một lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ngày nào cũng ăn đậu phụ có tốt không?" rồi phải không.