Hình ảnh em bé có dây rốn cuốn cổ đến 7 vòng khiến nhiều người thảng thốt.
Nguyên nhân chính của dây rốn quấn cổ là do chuyển động quá mức của thai nhi ở những tháng đầu thai kỳ. Dây rốn dài hơn bình thường, nhiều nước ối, đa thai (sinh đôi, sinh ba…) thì có thể làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ.
Dây rốn có thể quấn quanh cổ một hoặc nhiều vòng. Nếu dây rốn quấn ba vòng trở lên thì nguy cơ thai lưu tăng lên. Tuy nhiên, có những trường hợp không bắt buộc phải mổ lấy thai mà mẹ bầu vẫn có thể sinh thường dưới sự thăm khám và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ sản khoa.
Dây rốn quấn cổ có thể dẫn đến các sự cố sau:
- Sự trì trệ của quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng nuôi thai nhi.
- Thai nhi sẽ bị thiếu cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong. Khiến thai nhi bị treo lên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài khi sinh.
- Dây rốn quấn chặt vào cổ thai nhi gây thiếu oxy và khó thở, mẹ cần thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm hiện tượng này và có phương pháp can thiệp phù hợp.
- Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu co giật, run tay chân sau sinh, mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
- Ảnh hưởng tới nhịp tim thai nhi và sự phát triển về thể chất, trí não của trẻ sau sinh.
Thực tế không có biện pháp nào ngăn chặn tuyệt đối hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi. Dù tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của thai nhi nhưng đây vốn là hiện tượng bình thường. Do vậy, mẹ bầu nên giữ sự bình tĩnh, thực hiện thăm khám thai định kỳ theo yêu cầu và tư vấn của bác sĩ.
Tránh những hoạt động mất sức vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng dây rốn cuốn cổ thai nhi, ngay khi phát hiện bé đạp ít hơn hoặc quá nhiều thì cần tới ngay bệnh viện kiểm tra nhé!
Nguồn: Tổng hợp