Các các bộ liên quan đã nhiều lần đến thương lượng, kiên nhẫn giải thích rằng tiền đền bù đều thực hiện theo các tiêu chuẩn đã đề ra, không thể tự ý thay đổi. Hơn nữa, ngôi nhà của bà Trương khi xây dựng cũng chưa xin phép các cơ quan liên quan nên bị xem là xây dựng bất hợp pháp. Do đó, việc tăng tiền đền bù là không thể.
Tuy nhiên, người phụ nữ này vẫn không chấp thuận. Sau khi tìm hiểu kỹ về dự án, bà Trương biết ngôi nhà của mình nằm ở vị trí mà tuyến đường sắt cao tốc đi qua. Nếu bà không chuyển đi, dự án này chắc chắn sẽ bị “tê liệt”. Nắm được lợi thế này, khi chủ đầu tư tiếp tục tìm đến thương lượng, bà đã đưa ra giá bồi thường cao gấp 4 lần trước đó khiến sự việc càng ngày càng căng thẳng.
Chuyển đi vì không chịu được áp lực từ dư luận
Theo Sohu, để triển khai dự án này một cách thuận lợi, đơn vị thi công đã lên kế hoạch từ năm 2016. Từ các tài liệu bằng văn bản cho đến khi bắt đầu tiến hành dự án, Cục 19 Đường sắt Trung Quốc đã dành bốn năm để chuẩn bị và việc xây dựng phải đến năm 2020 mới chính thức được khởi công.
Tuy nhiên, vì bà Trương không muốn thỏa hiệp nên việc thực hiện dự án đường sắt cao tốc bị đình trệ suốt 2 năm trời. Thậm chí, người phụ nữ này còn dựng hàng rào cao 1m quanh nhà, thả chó cắn bất cứ ai dám đột nhập.
Trước tình hình đó, đội thi công đã phải tiếp tục công việc bằng cách tiến hành xây dựng từ 2 phía. Cũng vì thế mà ngôi nhà của cô Trương phải chịu cảnh bị khói bụi và đất cát bao quanh mỗi ngày.
Khi bức tường bên ngoài đã bị dỡ bỏ, vì sự an toàn của bản thân, người phụ nữ này lắp đặt các thiết bị thăm dò giám sát xung quanh nhà để đề phòng tai nạn.
Theo luật, vì nhà bà Trương xây dựng bất hợp pháp nên có thể bị cưỡng chế phá bỏ. Tuy nhiên vì lý do nhân đạo nên tòa án vẫn quyết định giữ lại ngôi nhà để tiếp tục đàm phán. Dẫu vậy, việc thực thi pháp luật "nhân đạo" này lại khiến bà Trương có những yêu cầu vô cùng quá đáng. Chỉ đến khi vụ việc được lan truyền trên mạng và làn sóng chỉ trích càng nhiều thì người phụ nữ này mới thay đổi quyết định.
Theo đó, hành vi ngoan cố của bà Trương bị cho là tham lam và gây cản trở sự phát triển của xã hội. Dưới áp lực của nhiều bên, bà Trương cuối cùng đã chịu nhượng bộ và chủ động tìm đến văn phòng phá dỡ thông báo sẽ chuyển đi.
Về khoản bồi thường, bà Trương cho biết sẽ nhận tiền đền bù theo quy định trước đó. Dự án trị giá gần 38 tỷ NDT cuối cùng cũng được tiếp tục triển khai.
(Theo Sohu)