Suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên của bệnh sa sút trí tuệ, Bạn quên ngay những gì bạn vừa làm hoặc nói, đột nhiên quên tên người quen và thường lặp lại những gì bạn vừa nói.
Làm thế nào để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ?
Số lượng người sa sút trí tuệ đang tăng lên qua từng năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 55 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với chứng sa sút trí tuệ, một căn bệnh về rối loạn thần kinh khiến bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ và mất trí nhớ. Bệnh lý này tiêu tốn của thế giới 1,3 nghìn tỷ USD (1 nghìn tỷ Euro) mỗi năm. Tình trạng tiến triển của căn bệnh có thể được gây ra bởi đột quỵ, chấn thương não bộ hoặc bệnh Alzheimer.
WHO cho biết, với thực trạng già hóa dân số, số người mắc chứng sa sút trí tuệ dự báo sẽ tăng lên 78 triệu người vào năm 2030 và 139 triệu người vào năm 2050. Vấn đề này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe thể chất của nhiều người cao tuổi, vì vậy cần tích cực phòng ngừa.
Những nguy cơ cần được kiểm soát để phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ:
1. Tránh xa thuốc lá
Hút thuốc lá và chứng sa sút trí tuệ có mối liên hệ nhất định. Một nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học ở Trung Quốc, Anh và Mỹ tiến hành đã phát hiện ra mối liên quan giữa hút thuốc thụ động và hội chứng sa sút trí tuệ.
Trong nghiên cứu này, TS Ruoling Chen, giảng viên cao cấp về y tế công cộng tại Đại học Hoàng Gia London (Anh) – và các đồng nghiệp đã phỏng vấn 5.921 người. Các đối tượng đều trên 60 tuổi và đến từ các tỉnh An Huy, Quảng Đông, Hắc Long Giang, Thượng Hải và Sơn Tây (TQ). Các nhà khoa học đã tìm hiểu mức độ phơi nhiễm khói thuốc thụ động, thói quen hút thuốc lá và mức độ hội chứng sa sút trí tuệ của những người tham gia.
Họ phát hiện được 10% số đối tượng bị hội chứng sa sút trí tuệ nặng. Tình trạng này có liên quan đáng kể với mức độ và thời gian phơi nhiễm khói thuốc thụ động.
2. Kiểm soát các chỉ số rủi ro cao
Thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng hoặc hạ đường huyết đều là những yếu tố nguy cơ cao gây sa sút trí tuệ. Vì vậy các chỉ số này cần được kiểm soát trong giới hạn bình thường.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn
Tránh xa thực phẩm giàu cholesterol và nhiều đường, tập trung vào rau và trái cây tươi, chè, thịt gia cầm, cá, ... và bổ sung đủ vitamin và chất béo không bão hòa, có thể giúp cải thiện tình trạng nhận thức.
Một khi đã mắc bệnh sa sút trí tuệ thì khó có thể đảo ngược, tốt nhất nên đề phòng vi thăng, tích cực làm tốt công việc điều hòa cuộc sống, đồng thời rèn luyện thêm trí tuệ như đánh cầu, cờ vua hay cờ vây... có thể cải thiện sức sống của các tế bào não, trì hoãn sự thoái hóa não và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.