Uống ít nước sẽ khiến cơ thể thiếu nước, nước tiểu ít, chất thải và chất độc mang theo trong nước tiểu cũng theo đó mà tăng lên. Ngoài ra, nếu nước tiểu tích tụ trong bàng quang trong thời gian dài dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng đường tiết niệu và cả bệnh tiểu đường.
Một khi vi khuẩn đi ngược niệu đạo lên bàng quang, niệu quản, bể thận sẽ gây viêm bể thận, nếu không được điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa purine
Tiêu thụ purine trong thời gian dài dễ dẫn đến tăng axit uric. Thận là kênh đào thải axit uric ra ngoài, khi lượng axit uric trong cơ thể quá nhiều sẽ hình thành và lắng đọng ở thận, làm tắc ống thận và gây ra sỏi thận axit uric.
Các hợp chất purine, dù được sản xuất trong cơ thể hay do ăn thực phẩm giàu purine đều có thể làm tăng nồng độ axit uric. Axit uric dư thừa có thể tạo ra các tinh thể axit uric, sau đó tích tụ trong các mô mềm và khớp, gây ra các triệu chứng đau đớn của bệnh gút và cả bệnh thận.
Thực phẩm giàu purine bao gồm: Đồ uống có cồn (tất cả các loại), một số loại cá, hải sản và động vật có vỏ, bao gồm cá cơm, cá mòi, cá trích, trai, cá tuyết, sò điệp, cá hồi và cá tuyết chấm đen. Một số loại thịt như thịt xông khói, gà tây, thịt bê, thịt nai và nội tạng như gan, lòng.
Thực phẩm purine vừa phải bao gồm: Các loại thịt như thịt bò, thịt gà, vịt, thịt lợn và giăm bông. Động vật có vỏ như cua, tôm, hàu.
- Thường xuyên thức khuya
Thức khuya hại gan thận cùng lúc, gây ra những tổn thương thận khó phục hồi.
Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh protein niệu cao hơn đáng kể và suy giảm chức năng thận nhanh hơn so với những người ngủ đủ giấc.
- Lạm dụng thuốc
Không được uống thuốc bừa bãi, bất kể là thuốc Tây y hay thuốc Đông y đều phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn, bởi vì rất nhiều loại thuốc có thể gây tổn thương gan thận, phần lớn thuốc đều được đào thải qua thận. Số liệu cho thấy, có 20% trường hợp suy thận cấp ở người lớn là do thuốc.
Những dấu hiệu bệnh thận cần cảnh giác
Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh thận hư dưới đây, bạn nên sớm tới bệnh viện kiểm tra.
- Nước tiểu bất thường, tiểu máu, nước tiểu có bọt.
- Mí mắt hoặc phù mặt, phù chi dưới vào buổi sáng.
- Tăng huyết áp, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
- Xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải.
Khi phát hiện những bất thường trong cơ thể và nghi ngờ bệnh thận, bạn nên tới bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm B.
Xét nghiệm nước tiểu định kỳ có thể phát hiện protein niệu và tiểu máu. Xét nghiệm máu có thể biết các chỉ số creatinine huyết thanh và nitơ urê huyết thanh. Siêu âm B có thể phản ánh kích thước, vị trí và hình dạng của cả hai quả thận, phát hiện khối u trong thận là dạng nang hay rắn.
Trong khi xây dựng lối sống lành mạnh, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về sức khỏe của thận để bảo vệ 2 quả thận của mình.