Những người có EQ cao thường xử lý ngay lập tức những vấn đề cá nhân thay vì đưa chúng lên mạng xã hội, bởi họ biết rằng việc chia sẻ những cảm xúc tiêu cực công khai không giúp giải quyết vấn đề mà còn khiến mọi người khó chịu. Ngoài ra, chia sẻ nỗi buồn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, như trở thành đối tượng bị mọi người gièm pha, hoặc khiến người ta hiểu lầm rằng bạn có thái độ sống tiêu cực, không chín chắn.
3. Bình phẩm, đá xéo người khác
Nhiều người khi có mâu thuẫn thường chọn cách "bóc phốt" người khác trên nền tảng mạng xã hội. Hành động này không hề giải quyết được vấn đề mà ngược lại còn làm cho mối quan hệ giữa họ trở nên xấu đi. Những bài viết đó thường chỉ phục vụ cho việc làm hài lòng cảm xúc cá nhân của người đăng. Đương nhiên, điều này sẽ khiến bạn bè trên mạng xã hội của bạn cảm thấy khó chịu.
4. Tỏ vẻ mình ta đây, flex sự giàu có
Nhiều người thường xuyên chia sẻ về sự giàu có hay những món đồ xa xỉ của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Việc này, nếu thi thoảng thì còn có thể chấp nhận được vì mọi người nhìn vào sẽ cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ bạn. Tuy nhiên, việc khoe của liên tục có thể gây ra sự khó chịu cho người khác, khiến họ cảm thấy bạn đang phô trương vô nghĩa và làm tăng khoảng cách trong mối quan hệ.
Những người có trí thông minh cảm xúc cao sẽ biết cách thể hiện cuộc sống của mình một cách tiết chế, tránh gặp phải sự ganh ghét hoặc đánh giá từ người khác. Ngoài ra, việc thường xuyên khoe của có thể dẫn đến những rủi ro không đáng có như trở thành mục tiêu của tội phạm hoặc gặp phiền toái trong việc mượn nợ.
Tổng hợp