Lưu ý: Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải cảm, tiêu khát, bổ gan ích trí... Nhưng uống nhiều sẽ gây chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa và các phản ứng khó chịu khác. Do đó, lượng uống hàng ngày không được vượt quá 15 gam và nên giảm lượng khi trộn kim ngân hoa với trà hoặc dược liệu khác.
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, quả câu kỷ tử có vị ngọt và tính bình. Nó có thể nuôi dưỡng gan và thận, đồng thời nâng cao tinh lực, thị lực của một người. Với nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học, loại quả này được ca ngợi là siêu trái cây.
Cách dùng kỷ tử tốt nhất đó là ngâm quả kỷ tử khô trong nước nóng để pha thành trà và uống buổi sáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha chúng cùng 1 muỗng cà phê mật ong và một vài lát gừng.
Quả kỷ tử nói chung là an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên, những người bị dị ứng thực phẩm nên thận trọng vì nó có thể gây dị ứng trong một số trường hợp hiếm gặp.
Bồ công anh còn được ví như một loại "kháng sinh tự nhiên", có thể điều trị được nhiều loại bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm túi mật, ngăn ngừa cảm cúm…
Bồ công anh là loại thảo dược chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu có triệu chứng đau vùng thượng vị, đầy bụng, nôn mửa, khó tiêu, gan nóng… có thể bổ sung bồ công anh làm món ăn hoặc nấu nước uống.
Đối với phụ nữ, uống nước bồ công anh hay ăn thân, lá của nó có thể giúp xóa mờ tàn nhang, làm đẹp và sáng da.
Trà bồ công anh tốt tuy nhiên đối với những người yếu tỳ vị, dạ dày kém nếu vẫn muốn uống nước bồ công anh thì nên thêm một số nguyên liệu khác để trung hòa dược tính, chẳng hạn như chà là, gừng, hoa hồng…