Người mắc bệnh về gan, tỳ vị: Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.
Những điều cần lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Theo thông tin trên Báo Sức khỏe & Đời sống khi ăn trứng vịt lộn bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Nên ăn vào buổi sáng để cơ thể có năng lượng cả ngày làm việc.
- Không nên ăn liên tục trong nhiều ngày.
- Không nên ăn liền hơn 2 quả trứng vịt lộn trong một lần. Hầu hết chúng ta không nên ăn quá 2 quả/tuần.
- Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.
- Không dùng trứng vịt lộn luộc chín để qua đêm, vì sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Liều lượng ăn trứng vịt lộn cụ thể cho từng nhóm người
- Theo các chuyên gia, tùy từng đối tượng mà nên ăn trứng vịt lộn với lượng nhất định
Với trẻ em:
- Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.
- Trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu cho ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên cho ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ (1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 quả trứng cút lộn).
Với phụ nữ mang thai
- Người mang thai ăn trứng vịt lộn giúp cơ thể phần nào tránh được suy nhược, thiếu máu, chóng mặt; nên ăn 2 quả/tuần. Khi ăn, tuyệt đối tránh ăn rau răm.