Người trẻ ‘đánh thức’ tình yêu di sản văn hoá dân tộc thiểu số

12/07/2023, 17:35
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngày càng nhiều người trẻ tham gia vào việc quảng bá, phát huy các giá trị di sản, đặc biệt di sản văn hoá dân tộc thiểu số.

Người trẻ ‘đánh thức’ tình yêu di sản văn hoá dân tộc thiểu số ảnh 2
Phỏng dựng nghệ thuật hát Bội trên chữ cái của Phương Vy.

Cùng với “Đồng bào Việt phục”, Trần Mỹ Ngọc lại phát triển đồ án tốt nghiệp khoa Thiết kế Đồ họa - Trường Đại học Kiến trúc TPHCM tập thơ tranh Ký Mộng về Truyện Kiều. Artbook Ký Mộng hiện lên những sắc màu vừa trang đài vừa gợi nét hư ảo trầm mặc. Nhân vật Kiều được thể hiện cách điệu qua trang phục áo dài truyền thống, vải gấm màu đỏ có hoa văn trang nhã, áo cổ cao, búi tóc, khăn đóng, cổ đeo kiềng bạc, có hoa tai, sử dụng đàn tì bà…

Cũng từ đồ án tốt nghiệp, Nguyễn Phương Vy - sinh viên Đại học Mỹ thuật TPHCM lại phát triển thành dự án Bội Tự - phỏng dựng nghệ thuật hát Bội thông qua 22 chữ cái. Ví dụ, chữ H được diễn giải trang phục “hia” - giầy cổ đứng, đế cong hình bán nguyệt. Chữ K được lựa chọn giải nghĩa “kép” - từ dùng để chỉ người đàn ông ca hát trên sân khấu. Chữ M đại diện cho “mão” - vật dụng dùng cho hầu hết các nhân vật trong hát Bội với hình ảnh được uốn cong, tô vẽ bắt mắt.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, việc giới trẻ ngày càng quan tâm đến di sản nói chung và di sản văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng là những tín hiệu tích cực.

“Chúng ta thấy giới trẻ có sự quan tâm đặc biệt đến di sản văn hóa dân tộc thiểu số thông qua các hoạt động trải nghiệm, nhu cầu du lịch đến những địa điểm di sản, đặc biệt là sử dụng chất liệu di sản văn hóa dân tộc thiểu số để tạo ra những sản phẩm nghệ thuật mới. Tất cả đã tạo ra sự đa dạng, phong phú, thể hiện bản sắc mới cho nền nghệ thuật Việt Nam”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhận định.

Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng, vẫn đang có một bộ phận bạn trẻ sùng ngoại, thờ ơ, quay lưng, hoặc có hành động làm méo mó, sai lệch văn hóa dân tộc nói chung, di sản văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng. Bức tranh xen lẫn sáng tối như vậy khiến các nhà quản lý, giới trẻ hiện nay phải cố gắng hơn nữa để những mảng sáng lấn át mảng tối, để di sản văn hóa dân tộc thiểu số góp phần cho sự phát triển bền vững đất nước.

Ông Cao Trung Vinh, người gắn bó với dự án “Di sản kết nối” nhận định, muốn người trẻ yêu di sản, nhất là di sản văn hóa dân tộc thiểu số thì phải có cách phổ biến mới lạ, gây ấn tượng, thay vì quá phụ thuộc vào sách vở.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nguoi-tre-danh-thuc-tinh-yeu-di-san-van-hoa-dan-toc-thieu-so-post637574.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nguoi-tre-danh-thuc-tinh-yeu-di-san-van-hoa-dan-toc-thieu-so-post637574.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người trẻ ‘đánh thức’ tình yêu di sản văn hoá dân tộc thiểu số