Nhận biết sớm để giảm thiểu nguy cơ bạo lực học đường

Kim Thoa | 02/05/2022, 07:38
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bạo lực học đường luôn là vấn đề gây nhức nhối với xã hội bởi nó liên quan trực tiếp đến giới trẻ. Để giảm thiểu tình trạng này, sự phối hợp chặt chẽ gia đình và nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Ảnh minh hoạ/INT.

Kinh nghiệm ngăn ngừa bạo lực

Cô Kim Thuý cho biết, nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, Trường THCS Đô Thị Việt Hưng thường tổ chức các buổi giao lưu toạ đàm có sự tham gia của các chuyên gia tâm lý, phụ huynh và học sinh. Nhiều buổi nói chuyện chuyên đề được tổ chức riêng cho học sinh, trong đó đưa ra các tình huống giả định, để các em tự nghĩ cách xử lý tình huống. Học sinh được diễn tập bằng lời nói, hành động, đóng vai theo chủ đề các cảnh bạo lực học đường, hướng dẫn thực hành, trình diễn để nhận thức rõ hơn về các tình huống đó.

Theo PGS.TS.BS Tôn Nữ Vân Anh - Trung tâm Nhi, Bệnh viện trung ương Huế: Việc phòng chống bạo lực học đường phải được xem là công việc của toàn xã hội, là trách nhiệm của các cơ quan chức năng đặc biệt là gia đình và nhà trường. Do đó, PGS.TS.BS Tôn Nữ Vân Anh khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần giành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh chuyện trường lớp của trẻ. Việc cung cấp các kĩ năng và kinh nghiệm sống cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy cơ trong trường học.

PGS.TS.BS Tôn Nữ Vân Anh cũng cho rằng, nhà trường cần tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện giúp các em học sinh được học tập và phát triển lành mạnh. Các thầy cô giáo phải chú ý để không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp. Bênh cạnh đó, các thầy cô giáo phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu tâm lý ở học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

Liên quan đến vấn đề sang chấn tâm lý do bạo lực học đường, chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh - Công ty tham vấn tâm lý Mạnh Linh school psychology chia sẻ: Hệ luỵ của những vụ bạo lực học đường khiến trẻ chịu nhiều khổ sở, sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi, trầm cảm, nhiều tổn thương, thậm chí không ít em đã dại dột tự tử. Hiện nay có rất nhiều học sinh có những vấn đề thầm kín, bức xúc hay có vấn đề tâm lý cần bày tỏ và cần một không gian riêng tư trong nhà trường để nói ra, giải quyết những vấn đề này.

Chuyên gia Mạnh Linh cho rằng: Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của học sinh là rất lớn, song các phòng tư vấn tâm lý học đường của nhiều cơ sở giáo dục hiện nay hoạt động chưa thực sự hiệu quả và còn mang tính hình thức. Cùng đó, các hoạt động khích lệ trẻ phản ánh hành vi bạo lực, xâm hại trong trường học chưa được tổ chức thường xuyên và chưa hiệu quả.

Nếu chúng ta thực hiện tốt, bài bản công tác tư vấn tâm lý học đường chắc có lẽ những sự việc tương tự sẽ được giải quyết sớm hơn và tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/nhan-biet-som-de-giam-thieu-nguy-co-bao-luc-hoc-duong-PqotXZl7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/nhan-biet-som-de-giam-thieu-nguy-co-bao-luc-hoc-duong-PqotXZl7g.html
Bài liên quan
Lồng ghép các hình thức tuyên truyền trong phòng chống bạo lực học đường
Để ngăn chặn các hành bạo lực học đường, ngành giáo dục Đà Nẵng cùng với Đoàn thành niên thành phố luôn giáo dục đạo đức lối sống, trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng cần thiết để hạn chế tình trạng này.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhận biết sớm để giảm thiểu nguy cơ bạo lực học đường