Thứ hai là quan tâm đến nguồn nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở các địa phương trong vùng. Nguồn nhân lực này đang thiếu trầm trọng cả về số lượng và người đảm đương được công việc. Điều này không chỉ ở khu vực công mà ngay cả khu vực tư cũng rất thiếu. Việc gì cũng vậy, điều kiện tiên quyết vẫn là con người. Nhân lực số nhất định phải được các nhà hoạch định tính toán và có giải pháp mạnh mẽ để cả vùng không vấp phải những sai lầm tương tự và không bị thua ngay trên “sân nhà”.
Nhìn lại quá trình 10 năm triển khai Chương trình hành động số 05 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29 Trung ương, bà Trần Thị Ngọc Diễm, Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang cho biết: Quy mô và mạng lưới trường, lớp tiếp tục ổn định và phát triển; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từng bước được củng cố, kiện toàn theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo. Đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới dạy học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp dạy học. Công tác quản lý giáo dục được quan tâm cải tiến, đổi mới về phương pháp thực hiện, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các trường. Chất lượng giáo dục tỉnh có bước chuyển biến đáng kể, nhiều năm liền dẫn đầu các tỉnh ĐBSCL về phổ điểm bình quân thi tốt nghiệp THPT; kết quả thi học sinh giỏi quốc gia tăng cả về số lượng và chất lượng…