Nhiều đề xuất về chính sách hỗ trợ giáo viên cơ sở giáo dục ngoài công lập

25/06/2022, 11:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

GD&TĐ - Ngày 24/6, tại TPHCM, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên môn về chính sách nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhà giáo người nước ngoài tham gia các hoạt động giáo dục tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Ngoài ra một số chính sách đặc thù của ngành Giáo dục như đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng mặc dù không hạn chế đối với nhà giáo ngoài công lập, người nước ngoài nhưng số lượng nhà giáo được tiếp cận và thực hiện các chính sách này chưa nhiều, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chính sách nhà giáo ngoài công lập, người nước ngoài tham gia các hoạt động giáo dục tại Việt Nam của cơ quan quản lý giáo dục các cấp cũng gặp nhiều khó khăn. Chưa có thông tin, dữ liệu đầy đủ về nhà giáo người nước ngoài tham gia các hoạt động giáo dục tại Việt Nam. Trong đó, một số cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa khai báo đầy đủ về số liệu nhà giáo người nước ngoài trên cơ sở dữ liệu ngành.

Quy định về nhà giáo ngoài công lập, nhà giáo người nước ngoài trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành (kể cả Luật) chưa được tường minh. Một số quy định chung đối với nhà giáo chưa phù hợp với thực tiễn đội ngũ nhà giáo ngoài công lập, người nước ngoài nên thiếu chế tài để thực hiện công tác quản lý đối với đội ngũ này.

Nhân sự (kể cả nhà giáo, cán bộ quản lý người nước ngoài) tại các đơn vị có nhiều biến động dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý cũng như theo dõi, nắm bắt thông tin. Các chính sách về tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội đối với nhà giáo ngoài công lập, người nước ngoài được thực hiện theo Luật doanh nghiệp, Luật Lao động và theo thỏa thuận giữa nhà giáo và cơ sở giáo dục nên trong trường hợp giáo viên bị thiệt thòi về chính sách, nhà nước cũng khó có thể kiểm soát hoặc can thiệp.

Nhiều đề xuất về chính sách hỗ trợ giáo viên cơ sở giáo dục ngoài công lập ảnh 3

Đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo.

Cần có chính sách để thầy cô yên tâm

Bà Đinh Thị Kim Thoa, Chủ tịch Hiệp hội giáo viên mầm non ngoài công lập chia sẻ, thời gian qua Hội đặt ra những mục tiêu rõ ràng như: Nâng cao quản trị các cơ sở giáo dục mầm non, gắn kết cơ sở giáo dục mầm non để cùng nhau phát triển, thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non của chính mình mà còn của toàn ngành.

“Qua thực tế nắm bắt, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên ngoài công lập ở bậc mầm non cảm thấy không an tâm. Mong rằng lãnh đạo Bộ GD&ĐT có những chính sách cụ thể để hỗ trợ các trường ngoài công lập nói chung, trong đó có hệ thống mầm non để các thầy cô cũng yên tâm như các thầy cô làm việc trong lĩnh vực công lập. Đồng thời có những chính sách tạo tâm lý an toàn hơn nữa cho các thầy cô tham gia lĩnh vực này. Bởi khi có những chính sách tốt, giáo viên cũng như các cơ sở giáo dục mầm non sẽ có hành lang pháp lý để hoạt động, cống hiến phát triển hơn nữa”, bà Đinh Thị Kim Thoa nhìn nhận.

Nhiều đề xuất về chính sách hỗ trợ giáo viên cơ sở giáo dục ngoài công lập ảnh 4

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Còn theo chia sẻ của bà Vũ Uyên Vy, Phó Trưởng phòng nhân sự, Trường Đại học Hoa Sen, trước đây, người nước ngoài vào Việt Nam được cấp giấy phép lao động có thời hạn 3 năm, tuy nhiên khoảng 2 năm trở lại đây giảm xuống con 2 năm. Qua nắm bắt, các thầy cô mong muốn nhà nước tạo điều kiện được cấp giấy phép lao động đài hơn để tránh sự đi lại, tốn nhiều thời gian và chi phí để xin giấy phép.

“Trường Đại học Hoa Sen kiến nghị thời gian giấy phép cho lao động nước ngoài được 3 năm như trước đây. Đồng thời mong muốn có những văn bản, hướng dẫn để nhà trường nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động cho người nước ngoài bằng hình hình trực tuyến. Việc nộp trực tuyến sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cũng như thu hút người nước ngoài” cô Vy đề xuất.

Kết luận hội thảo TS Vũ Minh Đức cho biết, vai trò của giáo dục ngoài công lập càng quan trọng, nhất là trong điều kiện sức ép về biên chế như hiện nay. Từ thực tế đó bắt buộc chúng ta đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. Khối ngoài công lập cũng đứng trước sức ép lớn, từ tâm lý người dân gửi con vào các trường công lập yên tâm hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều trường ngoài công lập có chất lượng đào tạo rất tốt, thu hút được nhiều giáo viên.

“Có thể qua hội thảo chưa phản ánh hết mong muốn, tuy nhiên chúng tôi mong rằng trong thời gian tới đây sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của các thầy, cô, nhà quản lý, nhà đầu tư đối với chính sách của nhà giáo tại các cơ sở ngoài công lập”, TS Vũ Minh Đức nhấn mạnh.

“Nhằm hoàn chỉnh chính sách, pháp luật đối với đội ngũ nhà giáo cả công lập và ngoài công lập, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ nghiên cứu đề xuất xây dựng dự án luật điều chỉnh về nhà giáo để trình chính phủ xem xét, báo cáo Uỷ ban Thường vụ quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật giai đoạn 2022-2025. Trong nội dung dự kiến của luật, sẽ có quy định về công tác quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo ngoài công lập, nhà giáo người nước ngoài. Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế trong giáo dục, thu hút nhà giáo nước ngoài có năng lực, trình độ tham gia vào các hoạt động giáo dục của Việt Nam”, TS Vũ Minh Đức chia sẻ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nhieu-de-xuat-ve-chinh-sach-ho-tro-giao-vien-co-so-giao-duc-ngoai-cong-lap-post598453.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nhieu-de-xuat-ve-chinh-sach-ho-tro-giao-vien-co-so-giao-duc-ngoai-cong-lap-post598453.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều đề xuất về chính sách hỗ trợ giáo viên cơ sở giáo dục ngoài công lập