Nhiều người trẻ ngộ nhận mình bị OCD và nỗi khổ thật sự của Rối loạn ám ảnh cuỡng chế không phải ai cũng biết

BS Nguyễn Thị Hải Đan, | 19/10/2023, 09:40
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

"Tôi bị OCD mà" là câu mà người trẻ thường nói để giải thích việc mình luôn thích giữ mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp. Tuy nhiên Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder – OCD) là một bệnh lý nghiêm trọng và phức tạp hơn thế.

Bác sĩ chuyên khoa Nội Nguyễn Thị Hải Đan chia sẻ về một bệnh nhân tên N.M. 32 tuổi, đến khám trong trạng thái mệt mỏi và lo lắng. N.M. bước vào phòng khám với 1 chai cồn sát khuẩn nhanh trên tay. Cô cẩn thận khử khuẩn ghế trước khi ngồi xuống và bắt đầu kể về câu chuyện của mình với bác sĩ. N.M. nói rằng mẹ của cô ấy rất sạch sẽ.

Từ nhỏ, N.M. đã quen với việc rửa tay thường xuyên. Nhưng cách đây 3 năm, bố cô ấy qua đời vì viêm phổi nặng. Từ đó N.M. cảm giác được vi khuẩn luôn bám theo cô ấy. Mọi nơi mà cô ấy đến, cô ấy cảm nhận như vi khuẩn đang sinh sôi lan toả và sẵn sàng bám lên người. Vì vậy, N.M. thường rửa tay 3 lần trước khi ăn, bất cứ đụng vào vật gì, chỉ cần cảm thấy không sạch, đều phải rửa tay 3 lần, tắm 3-5 lần/ngày. Mọi thứ trở nên nghiêm trọng sau khi cô ấy sinh bé đầu tiên. Cuộc sống ngày càng bế tắc, cô ấy không thể làm kịp bất cứ thứ gì, và chỉ cảm thấy thoải mái và tự tin sau khi rửa tay. Cô ấy không có tiền sử bệnh lý đặc biệt và không đang dùng thuốc.

Theo bác sĩ Đan, cô gái đã mắc OCD. Đây là một rối loạn kéo dài, mà một người trải qua những suy nghĩ không thể kiểm soát và tái diễn (ám ảnh), thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại (cưỡng chế) để né tránh hoặc giảm bớt nỗi ám ảnh. Những người mắc OCD tốn khá nhiều thời gian trải qua ám ảnh hoặc thực hiện hành vi cưỡng chế (thường >1 giờ/ngày), mà những trải nghiệm này có thể gây ra đau khổ đáng kể hoặc cản trở cuộc sống hàng ngày.

Nhiều người trẻ ngộ nhận mình bị OCD và nỗi khổ thật sự của Rối loạn ám ảnh cuỡng chế không phải ai cũng biết - Ảnh 1.

Mọi nỗi sợ/lo lắng và hành vi lặp lại đều là OCD?

Trên thực tế, nhiều người trẻ đã tự nhận mình bị OCD trên những video TikTok ghi lại cảnh họ dọn dẹp nhà và sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, một số khác cho rằng mình sạch sẽ quá mức, rửa tay nhiều lần cũng vì "Tôi bị OCD mà!". Theo bác sĩ Đan, không phải mọi thói quen, nỗi sợ và hành vi lặp lại đều là OCD. Bệnh nhân OCD khổ tâm hơn rất nhiều vì không thể kiểm soát được những ám ảnh của chính mình, họ buộc phải giữ mọi thứ gọn gàng ngăn nắp không chỉ vì họ muốn như thế mà vì nếu không làm thì sẽ bị căng thẳng tột độ.

Bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa thần kinh chẩn đoán bạn mắc OCD, khi bạn bị ám ảnh hoặc có hành vi cưỡng chế hoặc cả 2, mà những biểu hiện đó gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Và, bạn không thể kiểm soát sự xuất hiện của những triệu chứng này dù bạn biết mọi thứ đang quá mức. Chúng không do bệnh lý thực thể hoặc thuốc mà bạn đang dùng.

Một số ám ảnh thường gặp:

Sợ vi trùng hoặc ô nhiễm Sợ quên, mất hoặc thất lạc một cái gì đó Sợ mất kiểm soát hành vi của mình Suy nghĩ hung hăng đối với người khác hoặc chính mình Những suy nghĩ không mong muốn, bị cấm hoặc cấm kỵ liên quan đến tình dục, tôn giáo hoặc tổn hại Mong muốn có những thứ đối xứng hoặc theo thứ tự hoàn hảo

Nhiều người trẻ ngộ nhận mình bị OCD và nỗi khổ thật sự của Rối loạn ám ảnh cuỡng chế không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

Hành vi cưỡng chế thường mắc phải:

Làm sạch hoặc rửa tay quá mức Đặt hàng hoặc sắp xếp các mặt hàng một cách cụ thể, chính xác Liên tục kiểm tra mọi thứ, chẳng hạn như cửa đã khóa hay lò nướng đã tắt Đếm Cầu nguyện hoặc lặp lại lời nói trong im lặng

Nếu ám ảnh/cưỡng chế dừng ở mức suy nghĩ trong đầu, đếm thầm,… thì người xung quanh rất khó nhận ra.

Nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Các nhà khoa học cho rằng OCD có liên quan đến di truyền, bất thường não bộ, tính cách và tổn thương thời thơ ấu. Tuy nhiên, cho đến nay, họ vẫn chưa tìm ra chính xác gen nào quy định hoặc có vai trò gây ra OCD.

Ai có nguy cơ bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Có người thân trực hệ (cha mẹ, anh chị em ruột) mắc chứng OCD Bất thường cấu trúc và chứng năng của não Hay dè dặt, đã trải qua cảm xúc tiêu cực, rối loạn lo âu, trầm cảm Tổn thương, stress thời thơ ấu

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có điều trị được không?

Nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ, vì vậy việc điều trị vẫn là thách thức lớn. Một số phương pháp có thể có hiệu quả khá tốt và đem lại lợi ích cho người bệnh.

Tâm lý trị liệu

Một số loại trị liệu tâm lý, bao gồm trị liệu hành vi nhận thức và các liệu pháp liên quan khác, có thể có hiệu quả như dùng thuốc đối với nhiều người. Đối với những người khác, liệu pháp tâm lý có thể hiệu quả nhất khi kết hợp với thuốc.

Nhận thức hành vi : trò chuyện để giúp người bệnh nhận ra những lối suy nghĩ có hại hoặc sai sự thật để họ có thể nhìn rõ hơn và ứng phó với các tình huống thử thách. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị tâm lý đối với nhiều người, không chỉ trong bệnh OCD. Phòng ngừa phơi nhiễm và cách phản ứng: là 1 loại của nhận thức hành vi. Người bệnh được đưa vào một môi trường an toàn, dần dần đặt họ vào những tình huống kích hoạt nỗi ám ảnh của họ (chẳng hạn như chạm vào đồ vật bẩn) và ngăn cản họ thực hiện hành vi cưỡng chế

Nhiều người trẻ ngộ nhận mình bị OCD và nỗi khổ thật sự của Rối loạn ám ảnh cuỡng chế không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

Thuốc

Các loại thuốc phổ biến nhất được kê đơn là thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc.

Kích thích não sâu

Sử dụng điện để kích thích trực tiếp các vị trí trong não, chỉ dùng cho người mắc OCD nặng và các phương pháp khác không hiệu quả. Kích thích não sâu chỉ là thử nghiệm, vẫn chưa có nhiều bằng chứng ủng hộ rộng rãi phương pháp này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều người trẻ ngộ nhận mình bị OCD và nỗi khổ thật sự của Rối loạn ám ảnh cuỡng chế không phải ai cũng biết