PGS.TS Trần Hữu Hoan trao đổi tại hội thảo. |
Theo tham luận của TS Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, hoạt động bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông. Vì vậy kế hoạch bồi dưỡng phải gắn liền với kế hoạch giáo dục nhà trường.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng được thực hiện theo quy trình như: xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học, các hoạt động giáo dục. Ngoài ra, cần căn cứ kế hoạch của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.
Cùng với đó, cần đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng như: bồi dưỡng tập trung trực tiếp, bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với trực tuyến, bồi dưỡng tại chỗ, thông qua hội nghị, hội thảo, tự bồi dưỡng…
Bồi dưỡng tập trung trực tiếp để giảng viên truyền đạt trực tiếp cho học viên những vấn đề mới và khó. Từ đó, họ có thể học tập thông qua các hình thức bồi dưỡng khác.
TS Đỗ Tường Hiệp nhấn mạnh trong thời đại công nghệ 4.0 và chuyển đổi số, bồi dưỡng trực tuyến trở thành hình thức phổ biến, mang lại hiệu quả cao. Việc kết hợp bồi dưỡng trực tuyến kết hợp và bồi dưỡng tập trung trực mang lại hiệu quả cao. Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.
Theo TS Đỗ Tường Hiệp, để nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải căn cứ theo kế hoạch giáo dục nhà trường. Nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Hình thức bồi dưỡng phải đa dạng, phong phú và huy động tối đa các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng.