Nhìn lại hơn hai thập kỷ làm BĐS của 'vua thép' Hòa Phát

02/04/2023, 14:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Năm 2022, Hòa Phát từng đặt mục tiêu phát triển các đại đô thị 300 - 500 ha và liên tục tham gia đấu thầu, đề xuất làm dự án với quy mô vốn hàng nghìn tỷ đồng. Song, tại ĐHĐCĐ năm 2023 vừa qua, công ty cho biết sẽ tạm ngưng rót vốn cho lĩnh vực này.

Mảng BĐS đóng góp lần lượt 1% và 3% trong tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận của Hòa Phát năm 2022. (Nguồn: BCTN).

Song, theo Hòa Phát, kết quả này đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch được giao.

Chứng khoán KB (KBSV) cũng dẫn lời lãnh đạo Hòa Phát chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2023 cho biết, hiệu quả kinh doanh của các KCN ở mức khá với tỷ suất lợi nhuận tốt, tuy không đóng góp được nhiều vào doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn nhưng có kết quả kinh doanh ổn định.

Tiếp tục mở rộng mảng KCN, song tạm ngưng đầu tư mảng nhà ở

Theo định hướng chuyển sang sản xuất thép chất lượng cao, Hòa Phát cho biết năm nay sẽ dồn lực cho dự án Dung Quất 2, do đó sẽ không chia cổ tức năm 2022 và tạm ngưng các khoản đầu tư khác, trong đó có khoản đầu tư vào bất động sản.

Đối với mảng KCN, Hòa Phát cho biết đã có kinh nghiệm, do đó sẽ triển khai tiếp bằng các hình thức mua lại, xin triển khai mới để mở rộng 4 - 6 khu, hướng đến mục tiêu có 10 KCN vào năm 2030.

Song, công ty sẽ tạm ngừng đầu tư vào mảng nhà ở. Lãnh đạo Hòa Phát chia sẻ, ở thời điểm hiện tại, công ty chưa đủ tiền để tập trung kỹ hơn vào mảng này.

Đại diện công ty cũng cho biết hiện đang tập trung khâu pháp lý cho các dự án như Forestar Hưng Yên, Phố Nối. Giai đoạn vừa qua, công ty không mua dự án bất động sản nào, hiện đang xin đăng ký đầu tư ban đầu tại các địa phương và đang trong quá trình chuẩn bị thủ tục pháp lý. 

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, ông Trần Đình Long từng nói, Hòa Phát có tiền nên không chịu áp lực về tài chính. 

Song, trải qua một năm, soi vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, có thể thấy, lượng tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối năm 2022 đã giảm khoảng 14.146 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021, xuống mức gần 8.325 tỷ đồng. 

Phần lớn tài sản tập trung tại tài sản cố định hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà cửa và tại các nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho. 

Cũng tại thời điểm cuối năm 2022, tổng nợ phải trả của Hòa Phát là hơn 74.222 tỷ đồng, trong đó, dư nợ tài chính ngắn hạn là gần 46.749 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức 0,77.

Trong năm, do khoản chi lớn cho hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền thuần của Hòa Phát âm hơn 14.126 tỷ đồng. 

Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Hòa Phát giảm hơn 75,5% so với cùng kỳ năm 2021 xuống mức 8.444 tỷ đồng. Biên lãi thuần cũng giảm từ 23,1% xuống gần 6% trong năm 2022. 

 Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh là ROE và ROA đều giảm mạnh trong năm 2022. (Nguồn: BCTN). 

Sang quý I năm nay, theo chia sẻ tại ĐHĐCĐ vừa qua, Hòa Phát báo lỗ trong tháng 1 và tháng 2, sang tháng 3 tình hình khả quan hơn, song lãnh đạo công ty không tiết lộ con số cụ thể. 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/nhin-lai-hon-hai-thap-ky-lam-bds-cua-vua-thep-hoa-phat-43202342113943520.htm
Copy Link
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/nhin-lai-hon-hai-thap-ky-lam-bds-cua-vua-thep-hoa-phat-43202342113943520.htm
Bài liên quan
Cần có nghị quyết về gói 120.000 tỷ đồng, tài trợ cho doanh nghiệp bất động sản M&A
Tại tọa đàm tổ chức hôm 24/3, các chuyên gia dự báo thị trường bất động sản sẽ “ấm” lên từ quý III/2023. Tuy nhiên, để đẩy nhanh sự phục hồi của thị trường cần thêm các giải pháp mạnh mẽ hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn lại hơn hai thập kỷ làm BĐS của 'vua thép' Hòa Phát