Cấp xã sau sắp xếp sẽ rộng hơn về diện tích, được mở rộng về quyền hạn khi tiếp nhận toàn bộ nhiệm vụ từ cấp huyện và thêm phân cấp, phân quyền từ cấp tỉnh.
Theo đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại Quyết định 759 của Chính phủ, quy mô đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập sẽ lớn hơn và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã cũng tăng lên.
Cấp xã sau sắp xếp sẽ rộng hơn về diện tích, được mở rộng về quyền hạn khi tiếp nhận toàn bộ nhiệm vụ từ cấp huyện và thêm phân cấp, phân quyền từ cấp tỉnh.
Trong đó, Chính phủ dự kiến kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kể từ ngày 1/8.
Chính phủ dự kiến kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kể từ ngày 1/8. Ảnh minh họa
Số cán bộ không chuyên trách sẽ được chính quyền địa phương xem xét, sắp xếp công tác tại thôn, tổ dân phố nếu đáp ứng đủ điều kiện. Những người không thể bố trí công tác thì thực hiện chính sách nghỉ việc.
Theo Nghị định 33 của Chính phủ về chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể: loại 1 là 14 người; loại 2 là 12 người; loại 3 là 10 người.
Chức danh đối với cán bộ không chuyên trách do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định cụ thể.
Chẳng hạn, theo Nghị quyết 18/2023, TP Hà Nội có 10 chức danh người hoạt động không chuyên trách, gồm: Văn phòng Đảng ủy cấp xã; Phụ trách công tác truyền thanh cấp xã; phó Chỉ huy trưởng Quân sự; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã.
Trong khi đó, tỉnh Đồng Tháp có 14 chức danh không chuyên trách (căn cứ Nghị quyết 43/2023); còn TPHCM quy định 17 chức danh không chuyên trách cấp xã (theo Nghị quyết 02/2024).
Như vậy sau khi sáp nhập, những chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã nêu trên sẽ kết thúc hoạt động.
Cũng theo Quyết định 759, Chính phủ dự kiến UBND cấp xã mới sau sáp nhập được tổ chức tối đa 4 phòng chuyên môn và tương đương phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo (đặc khu), gồm: Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Kinh tế/Kinh tế, hạ tầng đô thị; Phòng Văn hóa - Xã hội và Trung tâm phục vụ hành chính công.
Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, tính trung bình hiện nay mỗi xã có khoảng 12 người hoạt động không chuyên trách, trong khi chúng ta đang có hơn 10.000 xã. Như vậy sơ bộ có thể tính được số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay khoảng hơn 120.000 người.
Hà Nội sẽ giữ nguyên cách phân tuyến trong tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 như đã công bố nhằm hạn chế xáo trộn; dù nhiều xã, phường sáp nhập và không còn cấp huyện từ 1/7.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Ngay sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến 28/7.
(GDTĐ) - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo đó, khoảng 487.000 thí sinh trên cả nước đã lựa chọn môn Lịch sử là một trong hai môn thi tự chọn trong kỳ thi diễn ra ngày 26–27/6.
(GDTĐ) - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố phổ điểm môn Vật lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đó, gần 350.000 thí sinh đã lựa chọn môn Vật lý là một trong hai môn tự chọn trong kỳ thi tổ chức vào ngày 26–27/6, theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
(GDTĐ) - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm môn Toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo đó, có 513 thí sinh đạt điểm 10, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM.
(GDTĐ) - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm môn Ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo đó, không có thí sinh nào trong số 1,14 triệu em dự thi đạt điểm tuyệt đối.
(GDTĐ) - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo thống kê, gần 353.000 thí sinh trên toàn quốc đã chọn môn học này để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Có 141 điểm 10 cho môn thi này.
(GDTĐ) - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm môn Địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đó, hơn 476.000 thí sinh trên cả nước đã tham gia bài thi này, đưa môn Địa lý trở thành môn tự chọn có lượng đăng ký cao thứ hai, chỉ sau Lịch sử.
(GDTĐ) - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm môn Sinh học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo đó, điểm trung bình môn Sinh là 5,78, giảm 0,5 điểm so với năm ngoái.
Ngay sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến 28/7.
(GDTĐ) - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo thống kê, gần 353.000 thí sinh trên toàn quốc đã chọn môn học này để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Có 141 điểm 10 cho môn thi này.
(GDTĐ) - Ngày 15/7, Trường Đại học Ngoại thương (FTU) công bố danh sách 627 học sinh đạt giải quốc gia được tuyển thẳng vào trường năm 2025. Con số này tăng khoảng 10% so với năm ngoái và là mức cao nhất trong số các trường đại học đã công bố diện trúng tuyển thẳng năm nay.