Trên phương tiện công cộng luôn có những vị trí đặc biệt dành riêng cho người già yếu, người khuyết tật, trẻ em hoặc phụ nữ đang có thai… Ảnh: Internet
Chỉ tay thẳng mặt người khác
Trong một cuộc đối thoại bình thường, người Nhật tránh việc chỉ trỏ trực tiếp vào mặt người khác. Điều này được xem là hành vi thiếu lịch sự và có tính chất gây hấn. Thay vào đó, sử dụng toàn bộ bàn tay để chỉ đường hoặc tận dụng giao tiếp bằng lời nói là cách thích hợp hơn, phản ánh tôn trọng và sự nhạy bén trong giao tiếp.
Sử dụng nước hoa thừa thãi
Trong khi nhiều người mặc định sử dụng nước hoa là một phần của văn hóa thời trang, người Nhật thường biểu hiện sự nhạy cảm đặc biệt với mùi hương. Một số người thậm chí coi việc xịt nước hoa nồng nặc là hành vi thô lỗ và khó chịu. Họ đánh giá cao hương thơm tự nhiên và nếu có xịt nước hoa, hãy sử dụng ở mức độ vừa phải, tạo ra hương thơm thoang thoảng. Thị trường nước hoa ở Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các sản phẩm tạo cảm giác sạch sẽ, giúp cơ thể có mùi tươi mát.
Ăn uống bừa bãi nơi công cộng
Mặc dù không có quy tắc cụ thể về việc ăn uống tại nơi công cộng, nhưng văn hóa Nhật Bản đặt sự sạch sẽ lên hàng đầu. Thói quen ăn uống bừa bãi dẫn đến mối lo ngại về việc quản lý rác thải sau khi ăn. Ngày nay, mặc dù lề lối này ít nghiêm ngặt hơn, nhưng người trẻ tuổi vẫn giữ thói quen ăn kín đáo để tránh tình trạng đông người và ồn ào.
Ăn uống đúng nơi đúng chỗ là thói quen được hầu hết người Nhật duy trì.
Để lộ hình xăm
Tại Nhật Bản, nhiều người cảm thấy không cởi mở với việc sở hữu một hình xăm trên người hay nhìn thấy hình xăm của người khác. Do đó, những người có hình xăm thường che chúng đi khi đi làm hoặc xuất hiện ở những nơi công cộng. Đối với du khách có hình xăm, họ cũng có thể sẽ đối mặt với tình trạng phải hạn chế sử dụng các tiện ích như hồ bơi, spa, hoặc phòng tắm truyền thống của Nhật Bản.
Nguồn: Brightside