Những hiện tượng thiên văn đáng chú ý năm 2024

VACA | 29/12/2023, 16:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Một năm mới lại tới, và bầu trời năm 2024 lại có những hiện tượng đang đợi những người yêu thích quan sát. Mặc dù người yêu bầu trời ở Việt Nam sẽ không có cơ hội theo dõi những hiện tượng nổi bật như nhật thực, nguyệt thực, ..., những hiện tượng dưới đây chắc chắn vẫn sẽ lôi cuốn sự quan tâm của bạn.

Hành tinh xa nhất Hệ Mặt Trời mà chúng ta đã biết cho tới nay sẽ đạt vị trí trực đối vào tối 20 tháng 9. Tất nhiên, hành tinh này không thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu như có một chiếc kính thiên văn, việc xác định vị trí và tìm được nó trên bầu trời cũng sẽ là một việc thú vị.

Ngày 7 tháng 10: Mưa sao băng Draconids

Đây là một mưa sao băng nhỏ với mật độ ít khi quá 10 sao băng mỗi giờ. Nó có trung tâm là chòm sao Draco. Khác với các mưa sao băng khác, thời điểm tốt nhất để quan sát mưa sao băng Draconids không phải lúc rạng sáng mà vào buổi tối, khi bạn có thể nhìn thấy chòm sao Draco trên bầu trời phía Bắc. Mặt Trăng sẽ không gây cản trở đáng kể vào nửa đầu buổi tối, và vì thế mặc dù là mưa sao băng nhỏ, Draconids sẽ có thể cho bạn thấy một số sao băng sáng nếu thời tiết thuận lợi.

Ngày 21-22 tháng 10: Mưa sao băng Orionids

Orionids vẫn luôn được coi là một trận mưa sao băng đáng chú ý hàng năm. Nó có khu vực trung tâm là chòm sao Orion - một chòm sao dễ nhất ra tới mức gần như bất cứ ai đều có thể tìm được nó khi trời quang mây nhờ ba ngôi sao thẳng hàng và cách đều nhau mà các nhà thiên văn gọi là "thắt lưng của Orion". Ánh Trăng sẽ khiến việc quan sát Orionids năm 2024 gặp nhiều khó khăn, vì thế, có lẽ nó chỉ thực sự đáng chú ý nếu bạn có một bầu trời quang mây và cách xa những nguồn sáng nhân tạo.

Ngày 4-5 tháng 11: Mưa sao băng Taurids

Trận mưa sao băng nhỏ này ở chòm sao Taurus chỉ có thể cho bạn thấy không quá 10 sao băng mỗi giờ. Năm 2024, với việc ánh Trăng có ảnh hưởng đáng kể, nó sẽ không phải hiện tượng mà bạn sẵn sàng chuẩn bị để quan sát. Dù vậy, nếu may mắn, bạn có thể thấy một vài vệt sáng của nó ở đâu đó khi đi dưới bầu trời đêm vào thời điểm đó.

Ngày 16 tháng 11: Sao Thủy đạt biên độ cực đại về phía Đông

Ngày 17 tháng 11: Sao Thiên Vương tới vị trí trực đối

Đây là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn quan sát hành tinh này. Mặc dù về lý thuyết, nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng nó sẽ chỉ là một chấm nhỏ mờ nhạt ngay cả ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng nhất. Do đó, giống như với Sao Hải Vương, đây sẽ chỉ là sự kiện đáng chú ý với người quan sát được kính thiên văn hỗ trợ.

Ngày 17-18 tháng 11: Mưa sao băng Leonids

Trận mưa sao băng này xảy ra quanh khu vực của chòm sao Leo. Năm 2024, Leonids vẫn là một mưa sao băng loại trung bình với khoảng 30 sao băng mỗi giờ vào cực điểm. Mặt Trăng sẽ gây nhiều cản trở đối với việc quan sát hiện tượng này. Tại những nơi trời trong, bạn vẫn sẽ có thể thấy được một số sao băng. Chúng có thể xuất hiện từ mọi hướng của bầu trời, nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực chòm sao Leo (Sư tử).

Ngày 7 tháng 12: Sao Mộc tới vị trí trực đối

Vào tối ngày 07/12, bạn sẽ có cơ hội quan sát Sao Mộc ở thời điểm lý tưởng nhất hàng năm. Hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời này sẽ nằm ở vị trí thuận lợi nhất đối với người quan sát từ Trái Đất. Với một chiếc kính thiên văn và một bầu trời đủ trong, bạn sẽ dễ dàng xác định được màu sắc của nó cùng 4 vệ tinh Galileo dưới dạng 4 chấm sáng nằm hai bên hành tinh này.

Ngày 13-14 tháng 12: Mưa sao băng Geminids

Geminids được coi là trận mưa sao băng lớn nhất năm, với cực điểm có thể đạt từ 100 tới 120 sao băng mỗi giờ nếu trời trong. Hiện tượng này diễn ra trong suốt tháng 12, nhưng thời điểm thuận lợi nhất để quan sát sẽ là đêm 13 - rạng sáng 14. Trung tâm của nó là chòm sao Gemini. Mặt Trăng ở pha gần tròn sẽ khiến bạn bỏ lỡ rất nhiều sao băng. Dù vậy, nếu thời tiết thuận lợi, chắc chắn bạn vẫn có thể tìm thấy nhiều sao băng của hiện tượng này.

Ngày 21-22 tháng 12: Mưa sao băng Ursids

Trận mưa sao băng nhỏ này sẽ chỉ giúp bạn thấy được một vài sao băng nếu thời tiết hoàn toàn thuận lợi, do Mặt Trăng sẽ che mờ một lượng đáng kể những vệt sáng của nó. Trung tâm của nó là chòm sao Ursa Minor - chòm sao có chứa sao Polaris, ngôi sao định hướng cho phương Bắc (sao Bắc Cực).

Ngày 25 tháng 12: Sao Thủy đạt biên độ cực đại về phía Tây.

---

Trên đây là những hiện tượng thiên văn năm 2023 mà bạn có thể quan sát được khi đứng tại Việt Nam. Trong danh sách này, chúng tôi chỉ nêu những hiện tượng đáng chú ý, những sự kiện không có gì đặc biệt về mặt quan sát không được liệt kê.

Theo thienvanvietnam.org
https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2356:nhung-hien-tuong-thien-van-dang-chu-y-nam-2024&catid=27&Itemid=135
Copy Link
https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2356:nhung-hien-tuong-thien-van-dang-chu-y-nam-2024&catid=27&Itemid=135
Bài liên quan
Siêu dự án công nghiệp đang đe dọa khả năng quan sát của những đài thiên văn lớn nhất thế giới
Các nhà thiên văn học gần đây đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa đối với bầu trời mà họ quan sát. Một trong những cuộc đấu tranh đáng chú ý nhất là cuộc chiến chống lại Starlink và các siêu chòm vệ tinh (mega-constallation of satellites) khác. Mặc dù những vệ tinh này cung cấp internet tốc độ cao đến những khu vực xa xôi nhất, chúng cũng gây cản trở các quan sát của những kính thiên văn độ nhạy cao do đặc tính phản xạ và tốc độ di chuyển nhanh của chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những hiện tượng thiên văn đáng chú ý năm 2024