Viêm họng, ho: Lấy lát chanh ngậm với ít muối, nuốt nước dần dần.
Chữa ho gà: Rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g sắc lấy nước đặc, thêm đường uống. Hoặc lá chanh, lá táo, rễ cỏ gà mỗi thứ 4g, vỏ quýt 1g, vỏ trứng gà 1 quả, sắc uống một lần trong ngày.
Chữa rắn cắn: Rễ chanh 8g, hạt chanh 4g, gừng 2g, phèn chua 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi, lọc kỹ, uống làm hai lần, cách nhau 2 giờ.
Chữa sốt cao ở trẻ em: Vỏ quả chanh giã nhỏ, gói vào vải sạch, xoa miết khắp người như kiểu đánh gió, kết hợp uống nhiều nước đường chanh.
Chống nhăn da: Nước quả chanh 5-10 giọt, đánh nhuyễn với lòng trắng trứng gà (1 quả), bôi lên mặt, sẽ làm mất nếp nhăn trên da.
Tẩy chất nhờn trên tóc: Nước quả chanh trộn với nước ép quả dâu tây, dùng chải tóc và bôi lên da đầu, sau đó gội sạch.
Chữa táo bón: Lấy hạt chanh vừa tách khỏi múi 10-20g ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ, chất nhầy bao quanh hạt sẽ nở và lan ra, tạo thành một dung dịch đặc sánh, thêm đường để uống.
Lưu ý
Chanh là loại quả vật có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng ở mức độ vừa phải tranh có thể cải thiện chất lượng làn da, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Chanh không chỉ là một loại quả rất tốt cho sức khỏe mà còn mang lại mùi vị đặc trưng, dễ chịu khiến chúng ta trở thành một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho đồ ăn thức uống.
Tuy nhiên cũng giống như các loại thực phẩm khác, tăng axit dạ dày - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loét dạ dày hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, điều quan trọng nhất là cần sử dụng một cách điều độ thì mới có thể mang lại cho sức khỏe.