Dinh dưỡng

Những người không nên ăn bún?

Phạm Hoa 13/06/2024 08:33

(GDTĐ) - Bún là món dễ ăn, tiện lợi, được nhiều người lựa chọn, nhất là trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thưởng thức món ăn này

Theo các chuyên gia, không có thực phẩm nào là tốt đặc biệt hay xấu đặc biệt, điều quan trọng là liều lượng và cách sử dụng.

Theo tìm hiểu, huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp. Nếu dùng trong bún sẽ tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún trông ngon mắt hơn rất nhiều.

Còn về hàn the là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the thường xuyên hay với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp, lâu dần tích tụ gây ngộ độc gan, thận rất nguy hiểm cho sức khỏe. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận,..

Người bị dạ dày, đại tràng: Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.

Không tốt cho trẻ nhỏ: Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.

Người bị ốm, sốt: Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Phụ nữ sau sinh: Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua,và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.

Từ góc độ dinh dưỡng, các chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cũng đã chia sẻ, bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.

Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún. Với đặc tính lên men, có chất chua, nếu những người này ăn phải sẽ dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ đau dạ dày.

Người tiêu dùng có thể dựa vào màu sắc, hương vị và độ bền của sợi bún để nhận biết bún sạch, bún chứa hóa chất.

Những sợi bún sạch sẽ hơi nát, dễ đứt gãy.

Bún độc hại chứa hàn the và hóa chất sẽ dai, khó đứt gãy.

Bún sạch có màu trắng đục hoặc tối màu, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn.

Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại có màu trắng trong, sáng và sợi bún bóng, mẩy.

Bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ nồng lên hương thơm của bột gạo, để trong thời gian dài hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.

Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo. Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, sợi bún thường trắng óng ánh. Thậm chí, bún để cả ngày với nhiệt độ cao vẫn không hề có mùi chua, thiu. Đặc biệt, khi cho bún vào miệng nhai, bún nhiễm hóa chất sẽ không hề kích thích tuyến nước bọt tiết ra mùi vị.

Một cách khác, bạn cho một lượng bún vào chén chứa lượng nước mắm rồi trộn đều lên. Nếu là bún sạch thì nước mắm sẽ ngấm vào sợi bún nhanh hơn khiến sợi bún mềm ra. Còn sợi bún được tẩm hóa chất sẽ ngấm rất ít và ngấm lâu hơn, sợi bún khô và có dấu hiệu rời ra vì chứa nhiều hàn the - hóa chất để bảo quản sợi bún.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những người không nên ăn bún?