Những siêu lợi ích cho sức khỏe từ lá lốt

Phạm Hoa | 15/10/2023, 15:42
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Lá lốt không chỉ được coi là gia vị cho các món ăn thêm thơm ngon mà còn có tác dụng điều trị một số loại bệnh.

Tác dụng dược lý và chủ trị của cây lá lốt

Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, thận, có tác dụng trừ hàn, chống viêm, giảm đau nhức xương khớp, đau đầu, đau lưng, ra mồ hôi tay chân, đau răng, hỗ trợ tiêu hoá…

Lá lốt có tác dụng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hội.

Lá lốt có thể thu hái quanh năm. Lá và thân chứa alcaloid và tinh dầu. Tinh dầu lá lốt có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen và rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat.

Trong lá lốt có chứa một số hợp chất giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và tình trạng sưng viêm. Chính vì thế, lá lốt có thể giúp trị mụn hiệu quả. Hơn nữa, lá lốt còn có chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho da, giúp cân bằng độ PH, giúp da đẹp và khoẻ.

Dân gian vẫn sử dụng lá lốt làm các món ăn hàng ngày như bò nướng lá lốt, lá lốt cuốn thịt chiên, hến xào lá lốt, trứng tráng lá lốt, canh lá lốt... Mùi thơm từ tinh dầu lá lốt vừa kích thích cảm giác thèm ăn vừa tốt cho tiêu hoá.

la-lot.png
                                                          Tác dụng của lá lốt giải cảm rất hiệu quả.

Một số bài thuốc điều trị bệnh từ lá lốt

Nước sắc từ toàn cây lá lốt trị đầy bụng nôn mửa, ngày dùng 10- 20g.

Nước sắc từ rễ cây lá lốt chữa tê thấp đau lưng, ngày dùng 8-12g.

Cành lá lốt sắc đặc ngậm chữa đau răng.

Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước uống giải độc, chữa say nắng, rắn cắn.

Người ta còn dùng lá lốt nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.

Chữa đau bụng: Lấy khoảng 20g lá lốt tươi, rửa sạch và nấu cùng 300ml nước sau đó đun sôi đến khi còn 100ml. Phần nước thuốc thu được, chia làm 2 phần và dùng trong ngày. Lưu ý không để thuốc đến hôm sau.

la-lot-rat-tot-cho-suc-khoe.png
                           Ngâm vùng da bị tổ đỉa với nước lá lốt để cải thiện điều trị chứng bệnh.

Chữa bệnh tổ đỉa: Lấy 30g lá lốt, sau đó giã nát lá và chắt lấy nước cốt để uống. Uống hết trong ngày, còn lại phần bã, thêm khoảng 3 chén nước và tiếp tục đun sôi lên.

Sau đó lấy nước lá để ngâm vùng da bị tổ đỉa. Thực hiện khoảng 2 lần trên ngày. Sau khoảng một tuần sẽ thấy vùng tổn thương trên da cải thiện rõ ràng.

Trị đau nhức xương khớp: Sử dụng khoảng 30g lá lốt tươi và nấu lên cùng với 2 bát nước, đun đến khi còn lại một nửa lượng nước. Sau khoảng 10 ngày sử dụng liên tục, cơn đau nhức xương khớp sẽ thuyên giảm.

Chữa sưng đau ở đầu gối: Lá lốt và ngải cứu, mỗi loại 20g. Sau đó rửa thật sạch và giã nát các nguyên liệu, đem chưng với giấm. Đắp phần thuốc chưng được lên vùng đầu gối bị sưng. Sau khoảng 10 ngày tình trạng sưng đau đầu gối sẽ được cải thiện hiệu quả.

Chữa chứng ra mồ hôi chân tay nhiều: Dùng khoảng 20g lá lốt để mang đi sao vàng hạ thổ. Sắc thuốc với 3 bát nước. Phần nước thuốc thu được cần chia ra 2 phần và uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục trong một tuần sau đó chỉ 4 ngày và tiếp tục uống một tuần sẽ cải thiện tình trạng mồ hôi chân tay rất nhiều.

Điều trị mụn nhọt: Chuẩn bị lá lốt, lá tía tô, lá chanh, lá ráy, cây chanh, mỗi loại khoảng 15g.

Phần cây chanh. Trước tiên cần bỏ vỏ cây bên ngoài, sau đó phơi nắng và giã nhỏ, rồi rắc lên phần da bị tổn thương. Còn lại phần lá lốt, lá chanh, lá tía tô, mang đi rửa sạch và giã nhỏ.

Sau đó đắp lên vùng da bị mụn. Các dược liệu còn lại thì rửa sạch rồi giã nhỏ và đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Dùng mỗi ngày một lần và sử dụng trong 3 ngày.

Điều trị viêm xoang: Dùng lá lốt vò nát và nhét vào lỗ mũi để những tinh chất trong lá lốt tác động lên các xoang. Sử dụng hàng ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

Chữa bệnh trĩ: Đối với người bị bệnh trĩ ngoại và trĩ nội sa thì cách xông hơi lá lốt có tác dụng rất hiệu quả. Phương pháp này an toàn với mức độ trĩ có tổn thương tương đối, dễ chảy máu.

Các loại chất từ lá lốt giúp bảo vệ búi trĩ khỏi viêm nhiễm, hơi nước ấm nóng cũng giúp thư giản, giảm khó chịu do trĩ gây ra.

Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh khác từ lá lốt như bài thuốc chữa giải cảm, chữa phù do suy thận, điều trị say nấm hay rắn cắn...

Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú không nên dùng lá lốt quá nhiều để tránh làm mất sữa hay loãng sữa.

Người bị nóng gan, đau dạ dày, nhiệt miệng cũng không nên dùng lá lốt để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Dù lá lốt rất thơm ngon và chứa nhiều giữa ôn chất, rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên ăn quá nhiều lá lốt để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những siêu lợi ích cho sức khỏe từ lá lốt