Những ý tưởng khởi nghiệp từ thực tiễn

Vân Anh | 21/03/2023, 06:49
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tại Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2023, Hà Nội có 5 dự án được vào vòng chung kết.

Theo trưởng nhóm Nguyễn Hữu Phúc, đèn học có chức năng điều chỉnh độ sáng thích hợp để bảo vệ mắt, hỗ trợ và nhắc nhở người học tư thế ngồi đảm bảo các yêu cầu về an toàn thị giác, tránh bệnh về xương khớp, cong vẹo cột sống; đồng thời hỗ trợ cha mẹ nhắc nhở và giám sát việc học của học sinh thông qua công nghệ IoT.

Tự tin về tính khả thi của dự án, Phúc cho biết nhóm sẽ sớm thương mại hóa sản phẩm. Đây là mô hình đèn học thông minh tích hợp hệ thống thiết bị và cảm biến hỗ trợ giám sát, loa, mic kết nối smartphone. Ý tưởng trên chưa được tích hợp trên các dòng sản phẩm đang bán trên thị trường.

Những ý tưởng khởi nghiệp từ thực tiễn ảnh 1

Nhóm học sinh thực hiện dự án "Phát triển và kinh doanh mặt nạ SF tích hợp bình ôxy sử dụng trong phòng cháy và phòng độc". Ảnh: TG

Hỗ trợ người cao tuổi

Nhóm học sinh Trường THCS Thanh Xuân đã tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm Sywalk - Sản phẩm hỗ trợ người cao tuổi và người yếu thế với mong muốn giúp đỡ những người thuộc nhóm yếu thế có thể cải thiện bớt khó khăn hàng ngày trong việc hòa nhập với gia đình và xã hội.

Sản phẩm là một cây gậy thông minh, giúp người dùng kiểm soát được sức khỏe nhờ bộ phận cảm biến đo nhịp tim, thân nhiệt. Ứng dụng sóng siêu âm để cảnh báo vật cản cho người dùng thông qua giọng nói và rung động cơ học. Cùng với đó là chuông báo khẩn cấp tự động phát tín hiệu nếu người dùng bị ngã, liên lạc cứu hộ với người thân thông qua việc xác định tọa độ GPS.

Đặng Tuấn Hưng - học sinh Trường THCS Thanh Xuân - chia sẻ: Dự án không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn tạo ra giá trị nhân văn cho cộng đồng. Sywalk có giá thành phù hợp với đại đa số người cao tuổi và người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.

Sywalk có giá trị kinh doanh cao bởi thị trường tiêu thu rộng lớn, đối tượng khách hàng đa dạng. Hiện chưa có nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường được sản xuất trong nước, mà hầu hết là hàng nhập ngoại với giá thành rất đắt đỏ. Sản phẩm đã đưa ra thị trường thăm dò và nhận được những phản hồi rất tích cực.

“Nền tảng kết nối người nhà bệnh nhân bị đột quỵ và người có chuyên môn chăm sóc” là ý tưởng khởi nghiệp dựa trên công nghệ 4.0 của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Người nhà bệnh nhân đột quỵ được kết nối với người có chuyên môn chăm sóc một cách nhanh chóng. Tính độc đáo, sáng tạo của dự án là ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin để kết nối cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về người có chuyên môn chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ. Qua đó giảm thiểu chi phí trung gian; chi phí trong việc tìm người chăm sóc phù hợp cho bệnh nhân khi đã xuất viện về nhà.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nhung-y-tuong-khoi-nghiep-tu-thuc-tien-post629664.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nhung-y-tuong-khoi-nghiep-tu-thuc-tien-post629664.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những ý tưởng khởi nghiệp từ thực tiễn