Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết thêm, từ khó khăn thực tế, thời gian tới để thúc đẩy chuyển đổi số trong GD&ĐT, không bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại, ngành tích cực triển khai một số giải pháp chính để khắc phục.
Trước hết, tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Cụ thể, tăng cường phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm để thông suốt về tư tưởng, tạo quyết tâm thực hiện chuyển đổi số đối với các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương, nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên...
Tham mưu cấp có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số lĩnh vực GD&ĐT cũng là một trong những giải pháp được ngành triển khai.
Các nhà trường đã ứng dụng công nghệ số để giao bài về nhà |
Ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh ngành GD&ĐT sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển chương trình, học liệu số. Phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị, học liệu số. Phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; đổi mới phương pháp dạy và học
Cùng đó, lấy chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước và quản trị nhà trường. Huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi số trong GD&ĐT. Tăng cường trao đổi, học tập chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục với các quốc gia, tổ chức quốc tế; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng...
Theo thống kê của Ninh Bình, 100% trường học, cơ sở giáo dục đã sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số; 100% các cơ quan quản lý giáo dục; trường Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX đã triển khai công tác dạy, học trực tuyến. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.
100% hệ thống mạng nội bộ của các cơ sở giáo dục đã được xây dựng; 100% các cơ sở giáo dục sử dụng đường truyền cáp quang FTTH tốc độ cao; trên 90% cơ sở giáo dục đã có hệ thống mạng wifi giúp cho công chức, viên chức, người lao động, học sinh sử dụng thuận tiện. Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được triển khai tại Sở GD&ĐT.