Nuôi một đứa con vô ơn, là nỗi bất hạnh lớn nhất của gia đình: Cha mẹ nên dùng phương pháp "nửa mật ngọt, nửa đắng cay; vừa làm thoả mãn, vừa biết chối từ!"

Diệu Đan, | 14/04/2024, 20:13
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hạnh phúc lớn nhất trên đời là tình yêu tới từ cả hai phía.

03

Tôi từng đọc được một bảng câu hỏi từ một tổ chức nghiên cứu: Ai là người bạn kính trọng nhất?

Trong suy nghĩ của trẻ em Nhật Bản, người đầu tiên là bố, người thứ hai là mẹ và người thứ ba là Sakamoto Ryoma (một nhà lãnh đạo phong trào chống đối Mạc Phủ Tokugawa trong thời kỳ Bakumatsu tại Nhật Bản). Trong suy nghĩ của trẻ em Trung Quốc, kết quả hoàn toàn ngược lại, bố xếp thứ 10, mẹ xếp thứ 11.

Một tờ báo đã bình luận về điều này: "Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc cho rằng họ là những nhà giáo dục gia đình giỏi nhất thế giới, nhưng họ không thể ngăn được việc địa vị của mình trong tâm trí con cái ngày càng suy giảm".

Tại sao lại có tình trạng như vậy?

Tôi đồng ý với một câu: Tất cả những đứa trẻ vô lễ, vô ơn đều do cha mẹ chiều mà ra.

Nếu muốn con cái cảm thấy biết ơn, trước tiên bạn phải thay đổi phương pháp giáo dục của mình.

1. Nửa mật ngọt, nửa cay đắng

Một cặp cha mẹ thuộc tầng lớp lao động trung lưu luôn thắt lưng buộc bụng để mang lại cho con cái họ một cuộc sống tốt nhất có thể.

Một lần, khi con trai muốn mua một con chó thuần chủng, họ cắn răng mua cho con, nhưng phản ứng đầu tiên của đứa trẻ không phải là biết ơn mà là tức giận.

Theo quan điểm của cậu con trai, việc cha mẹ anh có thu nhập không cao, đó chính là cái tội.

Lại chẳng hạn, một cặp cha mẹ kinh doanh luôn giữ quan niệm này: khó khăn phải tự mình gánh chịu, con cái phải được hưởng những điều tốt đẹp nhất.

Kết quả là?

Đứa trẻ từ nhỏ sống trong nhung lụa, không biết việc kiếm tiền khó khăn ra sao, gần như làm mất hết tài sản của gia đình vì nghiện cờ bạc.

Vì vậy, tôi đã suy nghĩ rất lâu: Là cha mẹ, chúng ta nên giáo dục con mình ra sao?

Tôi quyết định để các con tôi lớn lên trong xã hội thực tế.

Chỉ khi ngâm mình trong biển đắng của xã hội, nếm trải thăng trầm, con cái mới có thể đồng cảm với sự vất vả của cha mẹ.

2. Nửa làm thỏa mãn, nửa từ chối

Một cư dân mạng đã chia sẻ câu chuyện này:

Khi các con lớn lên, anh phát hiện ra một vấn đề: Con gái anh tin rằng điều tốt nhất trong gia đình nên dành cho con bé.

Anh cảm thấy cần phải điều chỉnh suy nghĩ của con gái mình.

Có lần con gái vì mải xem phim hoạt hình nên khi mọi người ăn được nửa bữa, cô bé mới ngồi vào bàn ăn.

Con gái anh vốn rất thích ăn đùi gà nên mỗi lần gia đình làm món gà rán, cả nhà sẽ dành nguyên một chiếc đùi gà cho con gái.

Lần này anh cũng làm món gà.

Vì vậy, ngay khi ngồi vào bán, cô con gái liền hỏi: "Đùi gà của con đâu?"

Bình thường, anh sẽ lập tức gắp đùi gà đưa cho con gái.

Nhưng lần này, anh lấy hai chiếc đùi gà đã ủ ấm trong nồi cơm ra và nói: "Hôm nay bà nội nấu ăn vất vả nên đùi gà này sẽ là của bà".

Khi con gái anh bật khóc, anh nói với con:

"Ba mẹ rất thương con, nhưng không phải mọi thứ trong nhà, con đều được đặt lên hàng đầu.

Gia đình chăm sóc con, con nên tôn trọng lòng tốt của cả nhà đối với con và cảm thông cho sự vất vả của người khác."

Nói "làm ơn" khi yêu cầu giúp đỡ.

Sau đó, cô con gái xin lỗi gia đình vì đã khóc lóc vô lý.

Kể từ đó, con gái anh không còn tranh giành đùi gà nữa.

Chiều chuộng không phải là một loại yêu thương, mà là một loại tổn hại.

Việc đáp ứng một cách mù quáng những yêu cầu của trẻ sẽ chỉ nuôi dạy nên một đứa trẻ ích kỉ.

Hãy là bậc cha mẹ biết nói không, để con hiểu được quy tắc và tôn trọng cha mẹ, thay vì chỉ tập trung vào bản thân.

Nuôi một đứa con vô ơn, là nỗi bất hạnh lớn nhất của gia đình: Cha mẹ nên dùng phương pháp nửa mật ngọt, nửa đắng cay; vừa làm thoả mãn, vừa biết chối từ! - Ảnh 4.

Gần đây tôi thấy một thuật ngữ rất thú vị: "nguyên quyền".

Có nghĩa là trong mắt nhiều đứa trẻ, chúng sinh ra đã là chủ nợ của bố mẹ, bố mẹ mắc nợ chúng khi sinh ra chúng.

Ngày nay những đứa trẻ như vậy rất nhiều.

Phải nói rằng, khi đến tuổi trung niên, người ta không sợ cuộc sống vất vả mà chỉ sợ cho đi tất cả, nhưng lại nuôi dạy nên những đứa con vô ơn.

Nếu con cái có lòng biết ơn, hiếu thảo thì sự vất vả của cha mẹ, dù cay đắng tới mấy, cũng đáng, và cuộc đời, cũng vì vậy, mà vẫn có tương lai.

Theo Đời sống & Pháp luật
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nuoi-mot-ua-con-vo-on-la-noi-bat-hanh-lon-nhat-cua-gia-inh-cha-me-nen-dung-phuong-phap-nua-mat-ngot-nua-ang-cay-vua-lam-thoa-man-vua-biet-choi-tu-a413480.html
Copy Link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nuoi-mot-ua-con-vo-on-la-noi-bat-hanh-lon-nhat-cua-gia-inh-cha-me-nen-dung-phuong-phap-nua-mat-ngot-nua-ang-cay-vua-lam-thoa-man-vua-biet-choi-tu-a413480.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nuôi một đứa con vô ơn, là nỗi bất hạnh lớn nhất của gia đình: Cha mẹ nên dùng phương pháp "nửa mật ngọt, nửa đắng cay; vừa làm thoả mãn, vừa biết chối từ!"