Oằn mình trong lớp học chật chội...

Ngô Chuyên | 27/09/2022, 16:58
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo quy định, sĩ số tối đa đối với trường tiểu học là 35 học sinh/lớp; với trường THCS là 45 học sinh/lớp.

Chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh – Công ty Tham vấn Tâm lý Mạnh Linh School Psychology - nhấn mạnh: “Lớp học đông sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của thầy lẫn trò. Theo đó, giáo viên sẽ khó quản lý lớp bởi mỗi học sinh là một cá thể, bản sắc riêng biệt và bối cảnh phát triển không giống nhau. Để quán xuyến được mọi hoạt động của lớp đòi hỏi giáo viên phải bỏ ra nhiều công sức để tìm hiểu học trò, gia đình, đồng thời cập nhật thường xuyên các đặc điểm của tâm lý lứa tuổi.

Oằn mình trong lớp học chật chội... ảnh 1

Học sinh tiểu học Hà Nội tham gia hoạt động trong lớp học. Ảnh: Hải Nam

Lớp học đông cũng làm thầy - trò dễ rơi vào tình trạng căng thẳng về tinh thần và mệt mỏi về thể xác. “Bản thân nhiều năm đứng lớp, có những lớp có mic, lớp không, nên tôi phải nói to, nhắc lại nhiều lần khiến họng yếu, thường xuyên viêm thanh quản”, bà Linh chia sẻ và cho biết thêm:

Lớp đông học sinh cũng sẽ gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động học tập như chia nhóm làm bài tập hay thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Trong nhóm có nhiều thành viên dẫn đến người học, người chơi ảnh hưởng đến quá trình học tập của những bạn xung quanh; đồng thời, không gian sinh hoạt hạn chế cũng tạo cảm giác chật chội, khó chịu, dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Còn theo bà Đỗ Lê Thu Ngọc – Trợ lý đại diện thường trú, Trưởng phòng Tăng trưởng Bao trùm, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), không có đủ trường học nên phải mượn hoặc đi học nhờ đơn vị khác; trẻ thiếu thiết bị khi học trực tuyến… là những nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong giáo dục.

UNDP luôn quan niệm giáo dục là cho toàn dân, mọi trẻ em đều có quyền được đi học. Do đó, cần có chính sách toàn diện; đa dạng hóa các dịch vụ để mọi trẻ được tiếp cận giáo dục. Ở Việt Nam, đầu tư công cho cơ sở giáo dục, dịch vụ giáo dục rất cần thiết.

“Chúng ta không thể xét đầu tư, xây mới được bao nhiêu trường mà phải tính đến tỷ lệ trẻ được đi học. Ví dụ: Năm nay có 1 triệu trẻ em sẽ đi học thì cơ quan chức năng phải điều chỉnh đầu tư công cho hợp lý; xây dựng ngân sách theo kết quả đầu ra mới tới điểm đang cần”, bà Ngọc nhận định.

Dạy lớp ghép tại trường tiểu học ở Hà Tĩnh, cô Đặng Thị Lài bày tỏ băn khoăn: Chương trình GDPT 2018, môn Toán giảm tải khá nhiều, nhưng môn Tiếng Việt đòi hỏi có nhiều hoạt động trong tiết học, giáo viên vì thế phải thành lập nhóm học. Nếu học lớp ghép thì các hoạt động đó sẽ giảm do học sinh ít, khó có thể triển khai, chưa kể cơ sở vật chất tại các điểm trường bị hạn chế. Tổ chức hoạt động như vậy sẽ ảnh hưởng đến trò lớp còn lại. Do đó, dù nhà trường, giáo viên đã tìm cách khắc phục nhưng để đạt được hiệu quả như mong muốn đã khó, chứ nói gì đến phát huy tính ưu việt của chương trình.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/oan-minh-trong-lop-hoc-chat-choi-post609373.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/oan-minh-trong-lop-hoc-chat-choi-post609373.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Oằn mình trong lớp học chật chội...