So với năm 2018, cảm giác gắn bó với trường học của học sinh Việt Nam đã được cải thiện.
11% học sinh Việt Nam cho biết cảm thấy không an toàn trên đường đến trường (trung bình OECD: 8%); 5% học sinh cho biết không cảm thấy an toàn trong lớp học ở trường (trung bình OECD: 7%); 16% học sinh cho biết không cảm thấy an toàn ở những nơi khác trong trường (ví dụ: hành lang, nhà ăn, phòng vệ sinh) (trung bình OECD: 10%).
Trong quá trình học từ xa, 43% học sinh ở Việt Nam gặp khó khăn ít nhất một lần một tuần trong việc hiểu bài tập ở trường và 29% học sinh gặp khó khăn trong việc tìm người có thể giúp hướng dẫn làm bài tập ở trường (mức trung bình của OECD: 34% và 24%).
78% học sinh cho biết được hỗ trợ hàng ngày thông qua các lớp học trực tuyến trên chương trình truyền thông video. Chỉ 24% học sinh cho biết được ai đó trong trường hỏi hàng ngày về cảm giác của họ (trung bình OECD: 51% và 13%).
Khoảng 73% học sinh ở Việt Nam cảm thấy tự tin hoặc rất tự tin khi sử dụng chương trình giao tiếp qua video và 66% học sinh cảm thấy tự tin hoặc rất tự tin về động cơ thúc đẩy bản thân làm bài tập ở trường (mức trung bình của OECD: 77% và 58%).
Kết quả chung cho thấy chi tiêu cho giáo dục cao hơn có liên quan đến kết quả cao hơn ở môn toán PISA.
Việt Nam chi tiêu cho mỗi học sinh từ 6 đến 15 tuổi khoảng 13.800 USD trong khi các quốc gia/nền kinh tế OECD có chi tiêu ở mức 75.000 USD.
Điểm trung bình môn toán của học sinh Việt Nam là 438 điểm - một trong những mức cao nhất dành cho học sinh có nền tảng kinh tế-xã hội tương tự.
Khi tham gia kỳ thi PISA năm 2022, 94% học sinh 15 tuổi ở Việt Nam đã đăng ký vào lớp 10.
97% học sinh cho biết đã theo học giáo dục mầm non từ một năm trở lên (trung bình OECD: 94%).
Trung bình ở các nước OECD, học sinh đã theo học giáo dục mầm non từ một năm trở lên đạt điểm cao hơn ở môn toán ở tuổi 15 so với những học sinh chưa bao giờ theo học hoặc đã theo học dưới một năm, ngay cả sau khi tính toán các chỉ tiêu kinh tế-xã hội.
Từ kết quả khảo sát do OECD công bố trên đây, bằng cách so sánh kết quả trên phạm vi quốc tế, các nhà hoạch định chính sách và nhà giáo dục ở Việt Nam có thể học hỏi từ chính sách và thực tiễn của các nước khác.
Kết quả khảo sát đồng thời cung cấp cách nhìn sâu sắc về việc hệ thống giáo dục đang chuẩn bị tốt như thế nào cho học sinh trước những thách thức trong cuộc sống thực và thành công trong tương lai.
Để biết thêm thông tin về PISA 2022, truy cập www.oecd.org/pisa
Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh 15 tuổi về toán, đọc và khoa học.
Các bài kiểm tra PISA khám phá khả năng học sinh có thể giải quyết các vấn đề phức tạp, tư duy phản biện và giao tiếp hiệu quả như thế nào.
Kể từ khi Việt Nam tham gia PISA lần đầu tiên vào năm 2012 đến nay đã đạt được khá nhiều thành tích quan trọng, đối sánh quốc tế, khu vực và cung cấp cấp dữ liệu phân tích giáo dục quốc gia.