Bên cạnh đó, cómột số khoản chi tài chính của quỹ phát triển đất hoàn toàn có thể được thu hồi hoặc hoàn trả lại cho quỹ phát triển đất trong một số trường hợp sau.
Thứ nhất, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội được tính vào chi phí đầu tư dự án nhà ở xã hội. Sau khi thực hiện đấu thầuđể lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thì sẽ có nguồn tài chính để hoàn trả lại chi phí này cho quỹ phát triển đất.
Thứ hai, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng để phát triển quỹ đất để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư”của các thành phần kinh tế, sau đó thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư vàsẽ có nguồn tài chính để hoàn trả lại chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho quỹ phát triển đất, đồng thời còn tạo thêm được nguồn tài chính từ chênh lệch địa tô.
“Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công hoặc doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của Nhà nước, muốn hoạt động hiệu quả thì vừa phải có nguồn vốn tài chính ban đầu đủ lớn để hoạt động, vừa phải xây dựng được cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động rất chủ động, năng động (tương tự như tính chủ động, năng động của doanh nghiệp tư nhân), vừa phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu. Do vậy, cơ chế, tổ chức hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất cần được Chính phủ quy định chi tiết.
Nếu triển khai tốt thì nguồn tài chính của quỹ phát triển đất sẽ tăng trưởng lớn mạnh và theo thời gian dần dần Nhà nước có thể trở thành bên cung ứng quỹ đất lớn nhất, tin cậy nhất trên thị trường sơ cấp.
Đồng thời, quỹ phát triển đất phát huy được vai trò ứng vốn cho tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng cho người có đất bị thu hồi, rồi sau đó thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư, qua đó có thể hạn chế tối đa việc xảy ra khiếu kiện của người dân", ông Châu nói.