"Dĩ nhiên, Nga sẽ có phản ứng đáp trả. Bộ Quốc phòng đang chuẩn bị đưa ra đề xuất đáp trả", ông Putin cho biết.
Báo cáo với ông Putin về khả năng khôi phục giao thông ở cầu Crimea, Phó Thủ tướng Nga Marat Khusnullin nói: "Như đã báo cáo với Tổng thống ngày hôm nay, chúng tôi sẽ thông xe trên cầu càng sớm càng tốt. Việc kiểm tra các kết cấu nhịp cầu đã được tiến hành và có thể cho phép xe cộ lưu thông qua một tuyến đường trên cầu", ông Khusnullin nói.
Xe ô tô có thể di chuyển bình thường tại một làn đường đảo chiều trên cầu Crimea, ông Khusnullin cho biết, nói thêm rằng Nga đang bắt tay ngay vào sửa chữa nhịp cầu bị hư hại. Dự kiến quá trình khôi phục cầu Crimea sẽ hoàn tất vào ngày 1/11, ông Khusnullin báo cáo với Tổng thống Nga Putin.
Hôm 17/7, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đặt câu hỏi rằng cầu Crimea có được coi là công trình dân sự hay không vì cây cầu chủ yếu được sử dụng cho mục đích quân sự.
"Nga sử dụng cây cầu để tiếp tế cho lực lượng đóng quân ở Crimea và miền nam Ukraine", ông Kuleba nói theo quan điểm của Kiev. "Không phải cây cầu nào cũng mặc định là công trình dân sự".
Trước chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, cầu Crimea mở ra tuyến đường bộ duy nhất kết nối bán đảo với đất liền Nga. Các phương tiện di chuyển qua cầu rút ngắn được đáng kể thời gian thay vì sử dụng dịch vụ phà. Cầu Crimea chính thức được Nga thông xe vào năm 2018 và có chiều dài 19km.
Ngày 8/10/2022, một chiếc xe chở đầy bom đã phát nổ trên cầu Crimea gây sập một nhịp cầu và làm hư hại tuyến đường sắt qua cầu. Sau hơn 4 tháng, vào tháng 2/2023, Nga đã khôi phục hoàn toàn giao thông trên cầu, sớm hơn một tháng so với kế hoạch.
Nga khi đó cáo buộc Ukraine đứng sau vụ tấn công. Sau cố xảy ra với cầu Crimea vào tháng 10/2022, Nga đã thực các đợt nã tên lửa tầm xa vào các cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp lãnh thổ Ukraine, bao gồm thủ đô Kiev.