Đề 2: Ở trường em có rất nhiều người bạn cùng thi đua nhau học tập tiến bộ, cùng nhau thực hiện tốt 5K để vượt qua đại dịch Covid-19. Em hãy tả lại một người bạn thân nhất của em.
Đề 3: Trong những ngày dịch Covid-19 diễn ra, chúng ta tạm xa thầy cô, bạn bè, xa mái trường thân yêu nhưng chúng ta tập làm quen với một cuộc sống mới với những tiết học trực tuyến còn nhiều bỡ ngỡ. Hãy kể lại sự thay đổi với cuộc sống của em trong những ngày nghỉ chống dịch vừa qua.
Đề 4: Xung quanh em, mỗi người đều đang bận rộn với công việc của mình (chú thợ xây đang xây nhà, bác nông dân đang cày ruộng, cô lao công đang quét dọn đường phố,...). Em hãy miêu tả một cô (chú, bác) đang làm việc.
Đề 5: Hãy viết về một điều mà em muốn bố mẹ thay đổi (học sinh có thể viết thơ, kịch, truyện ngắn, nhật kí, viết thư,...).
Đề 6: Hãy tưởng tượng em là người trong tương lai, em sẽ làm gì cho đất nước tươi đẹp hơn (có thể viết thơ, kịch, truyện ngắn, nhật kí, viết thư, …).
Đề 7: Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống (những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá,..). Nếu như ai đó vô ý thức, hủy diệt, làm ô nhiễm nguồn nước. Em hãy viết một bức thư kêu cứu gửi loài người, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động phá hoại ấy, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống.
Giáo viên đổi mớicách lập kế hoạch bài học
*Xác định mục tiêu bài học: Mục tiêu bài học là mục tiêu học sinh cần đạt được. Do đó, khi viết phải rõ chủ thể đạt được mục tiêu là học sinh. Nên mở đầu mỗi mục tiêu bằng một động từ. (Ví dụ: Biết, hiểu, nhớ, vận dụng,…). Mục tiêu đưa ra phải rõ ràng, cụ thể.
- Mục tiêu cần chỉ rõ những yêu cầu cụ thể của mục tiêu đặc thù môn học, yêu cầu về năng lực chung, năng lực riêng, phẩm chất được hình thành. Cụ thể:
- Năng lực đặc thù: Đọc kĩ nội dung yêu cầu ở kiến thức, kĩ năng ở mỗi bài học để xác định đúng năng lực đặc thù.
- Năng lực chung: Dựa vào phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để xác định năng lực chung.
- Phẩm chất: Dựa vào nội dung dạy học, tư tưởng, chủ đề của bài học cụ thể để lựa chọn những biểu hiện cụ thể của 5 phẩm chất.
* Phân tích nội dung bài học: Theo cấu trúc: Khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng.
* Thiết kế các hoạt động học tập
- Mỗi hoạt động cần có: Tên hoạt động; Mục tiêu; Cách tổ chức (Phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học,...).
- Lưu ý sử dụng động từ phù hợp với hoạt động của giáo viên là “hướng dẫn”, của học sinh là “hoạt động học”. Ví dụ: Hoạt động của học sinh: Nói, thảo luận, chia sẻ,....
- Cùng một hoạt động, nếu dự kiến nhiều sản phẩm khác nhau, giáo viên không nên chốt đáp án, nên tôn trọng cảm nhận, suy nghĩ của học sinh. Giáo viên đánh giá từ những điểm nhìn khác nhau để kích thích học sinh phát biểu, tham gia vào bài học.
- Cách trình bày kế hoạch bài học linh hoạt, đảm bảo tính thẩm mĩ, tường minh.