Phòng chống bắt nạt và bạo lực học đường: “Bắt mạch” để “chữa bệnh”

Minh Phong | 14/05/2022, 17:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bắt nạt và bạo lực học là vấn đề nhức nhối, làm huỷ hoại văn hoá học đường. Vì vậy, cần có giải pháp để khắc phục vấn nạn này.

"Cần thực hiện luật lao động phù hợp với một nghề đặc thù – nghề “trồng người”. Do đó, Bộ GD&ĐT cần tham mưu cho Đảng, Nhà nước xem xét tính hệ số giáo viên từng cấp, nhất là bậc tiểu học, THCS để bảo đảm hoạt động giáo dục thật sự là hoạt động “trồng người” - thầy Nguyễn Xuân Đức.

Cũng là một trong những biểu hiện của bắt nạt học đường nhưng mang tính chất nghiêm trọng hơn; cô Lê Thị Tuyết – Trường THPT Cần Giuộc (Long An) – nhìn nhận, bạo lực học đường là hiện tượng đã và đang được quan tâm và gây nhiều lo ngại trong giáo dục.

Những hành vi bạo lực học đường dù nghiêm trọng hay không đều để lại những hậu quả nhất định về thể chất và sức khoẻ tâm thần đối với học sinh. Đối với học sinh bị bạo lực, các em không chỉ bị tổn thương về thể chất, mà có thể có những phản ứng tiêu cực như: căng thẳng, sang chấn…

Do vậy, các em xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực như: Tức giận, sợ hãi, lo âu, căng thẳng. Những cảm xúc âm tính này để tích tụ lâu sẽ làm ảnh hưởng cho học sinh, khiến các em bị suy giảm sức khoẻ tâm thần và có thể dẫn tới stress, hoặc thậm chí dẫn tới tự tử… Từ đó, tác động rất lớn đến kết quả học tập cũng như sức khoẻ tâm thần của các em.

Tại hội thảo về văn hoá học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đào tạo do Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội tổ chức, thầy Nguyễn Xuân Đức – Trường ĐH Vinh có bài tham luận về bạo lực và văn hoá học đường.

Theo thầy Đức, bạo lực học đường huỷ hoại nghê gớm văn hoá học đường, cho nên cần tìm ra căn rễ của từng loại bạo lực; từ đó đề ra những giải pháp khắc phục ngăn chặn, nhằm đảm bảo văn hoá học đường lành mạnh, góp phần phát triển giáo dục, tạo nhân lực có chất lượng cho đất nước.

Để tìm ra những giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường, cần đi cụ thể vào từng loại hiện tượng, từng loại đối tượng bạo hành là giáo viên, học sinh, phụ huynh và xã hội.

Thầy Đức nhìn nhận, những ức chế của giáo viên là có và có thể góp phần làm gia tăng bạo lực học đường, nên cần được loại bỏ. Cùng với đó, phải hạn chế và đi đến loại bỏ những áp lực không cần thiết, trái với Điều lệ trường học để giảm bớt áp lực cho giáo viên. Giải pháp đó là mũi tên trúng hai đích: Vừa nâng cao chất lượng giáo dục, vừa góp phần giảm thiểu bạo lực học đường.

Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải sát thực tế hơn. Các trường sư phạm cần trang bị cho giáo sinh kỹ năng xử lý tình huống trên lớp; các sở GD&ĐT phải tổ chức hàng năm các kỳ tập huấn, thi tay nghề về xử lý tình huống giáo dục.

“Bắt nạt hay chế giễu bạn học không phải là chuyện vô hại mà có ảnh hưởng lớn tới tâm lý trẻ, thậm chí ám ảnh suốt cuộc đời và có thể để lại những hậu quả lâu dài. Dù chưa đến mức nghiêm trọng nhưng bắt nạt học đường cũng là vấn đề nhức nhối. Trước hiện tượng bắt nạt học đường, các em có nhu cầu được trợ giúp, tham vấn của cán bộ có chuyên môn để khắc phục những khó khăn của bản thân cũng như trong các mối quan hệ. Vì vậy, cần tìm hiểu về thái độ của học sinh đối với hiện tượng bắt nạt học đường; từ đó tiến hành công tác tham vấn học đường hợp lý, mang lại ý nghĩa thực tiễn và có ý nghĩ cả về lý luận” cô Phạm Thị Ái Lệ.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/phong-chong-bat-nat-va-bao-luc-hoc-duong-bat-mach-de-chua-benh-61eJM6l7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/phong-chong-bat-nat-va-bao-luc-hoc-duong-bat-mach-de-chua-benh-61eJM6l7g.html
Bài liên quan
Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng chống bắt nạt và bạo lực học đường: “Bắt mạch” để “chữa bệnh”