Phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Hà Thuỷ | 26/09/2023, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Tháng 10 hàng năm, khi thời tiết chuyển mùa cũng là thời điểm bệnh đau mắt đỏ bùng phát dữ dội. Tuy chỉ là bệnh lành tính nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh.

dau-mat.jpg
Cần phòng, chống đau mắt đỏ khi giao mùa.

Bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng kết mạc viêm gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus với biểu hiện là đỏ mắt.

Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan ra mắt còn lại. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong đồng và thành dịch.

Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người đã bị đau mắt đỏ vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này.

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh thường ngứa cộm như có hạt bụi trong mắt, mắt đỏ, tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt, mi mắt sưng nề, đau nhức. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai....

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi ho hoặc hắt hơi, qua đồ dùng cá nhân khăn tay, qua nước bị nhiễm khuẩn. bệnh dễ lây ở trường học, trong gia đình.

Bệnh đau mắt đỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến giác mạc, gây làm giảm thị lực. ở cả trẻ em và người lớn, bệnh đau mắt đỏ có thể gây viêm giác mạc, loét giác mạc dẫn đến mù lòa.

Hầu hết, bệnh nhân đau mắt đỏ có thể chữa khỏi trong 7 đến 10 ngày. tuy nhiên thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào mức độ áp dụng thuốc, giải pháp điều trị và nguyên nhân gây bệnh.

dau-mat-1.jpg
Đau mắt đỏ cần được điều trị đúng cách.

Những việc cần làm trong phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; Không dùng chung vật dụng cá nhân như, lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang; Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày và bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, mũi thông thường; Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ vật dụng của người bệnh; Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ với bệnh đau mắt đỏ; Người bệnh hoặc nghi ngờ đau mắt đỏ cần đeo kính, chủ động hạn chế tiếp xúc với người khác.

Không chậm trễ đi khám, làm cho phản ứng viêm ở mắt kéo dài và ngày càng tăng thêm; Không sử dụng chung khăn bông lau mắt với người khác; Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, sử dụng thuốc kháng sinh mà không có sự tư vấn của bác sỹ; Không tự chữa bằng mẹo dân gian như dùng lá cây đắp vào mắt. Không dùng kính áp tròng và mỹ phẩm trang điểm khi điều trị bệnh; Không sử dụng nhiều loại đồ ăn có tính chất gây tiết dịch ở mắt.

Người bệnh đau mắt đỏ cần phải dọn dẹp nhà cửa, làm thông thoáng không gian sống để hạn chế tác nhân gây bệnh.

Viêm kết mạc không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như trầy xước giác mạc hoặc thậm chí mất thị lực.

Vì vậy, khi thấy những biểu hiện mắt đỏ, ngứa cộm, chảy nước mắt, nhiều ghèn, người dân cần đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời đúng cách.

Tra thuốc nhỏ mắt đúng cách cho trẻ em
Theo các chuyên gia y tế, tra thuốc nhỏ mắt, thuốc mở tra mắt cho trẻ cần được thực hiện theo các bước sau.
Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng.
Bước 2: Mở nắp lọ thuốc, đặt nghiêng nắp lọ thuốc lên bề mặt sạch, ví dụ; khăn giấy khô mới. Kiểm tra đầu nhỏ thuốc sạch sẽ, không bị nứt hoặc sứt mẻ.
Bước 3: Đặt trẻ ngồi hoặc nằm thẳng, ngửa cổ ra sau. với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể dùng chăn cuốn và bế giữ trẻ nằm yên.
Bước 4: Dùng ngón tay trỏ, kiểu nhẹ phần mí mắt dưới, tạo thành túi kết mạc. dùng tay còn lại cầm lọ thuốc cách mất khoảng 1,5 đến Nhẹ nhàng nhỏ từng giọt vào phần túi kết mạc đã được bộc lộ, không chạm đầu ống thuốc vào mắt.
Bước 5: Nhẹ nhàng thả tay khỏi phần mí dưới mắt. dùng ngón tay út ấn giữ nhẹ vào góc trong của mắt, bên cạnh sống mũi trong vòng 5 đến 10 giây.
Bước 6: Giữ cho trẻ nhắm nhẹ mắt trong vòng 5 giây để đảm bảo thuốc được hấp thụ, không bị trôi ra ngoài.
Bước 7: Lau nhẹ phần nước mắt trên mặt trẻ bằng khăn giấy sạch.
Bước 8: Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả