Theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên nghề áp dụng với các đối tượng sau:
- Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân
- Sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân
- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.
Sau 5 năm tại ngũ hoặc làm việc liên tục thì mức phụ cấp thâm niên nghề sẽ là 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Cách tính phụ cấp thâm niên:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương x Mức lương cơ sở x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.
Trong đó: Hệ số lương = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng.
Phụ cấp thâm niên với giáo viên
Theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP, mức hưởng và cách tính tiền phụ cấp thâm niên giáo viên như sau:
- Nhà giáo tham gia giảng dạy giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng mức 5% múc lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
- Các tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng với hệ số phụ cấp chức danh lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng