Mặt khác, huyện Hướng Hóa đã duy trì ổn định quy mô trường lớp đối với trường PTDTNT huyện gồm 8 lớp với 282 học sinh, tiếp tục phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú tại các địa bàn. Các chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường PTDTNT được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Tuy nhiên, sự đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị tại trường PTDTNT chưa đồng bộ, kịp thời, còn thiếu so với yêu cầu chuẩn. Kinh phí phục vụ công tác tu sửa, mua sắm còn hạn chế. Đối với trường PTDTBT, một số khu nội trú ở các trường đã xuống cấp. Đặc biệt, một số trường có học sinh bán trú nhưng chưa thành lập trường...
Xác định việc xây dựng các trường PTDTBT trên địa bàn là sự nỗ lực lớn của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương từ Trung ương đến cơ sở; giải quyết được những khó khăn, bất cập về việc ăn ở, đi lại của học sinh; giảm bớt gánh nặng đối với gia đình phụ huynh học sinh và xã hội, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đề nghị các trường, Phòng GD&ĐT Hướng Hóa cần bổ sung, chỉ rõ những khó khăn cụ thể của các trường trong những tình huống cụ thể.
Với những kiến nghị, đề xuất của huyện như chính sách ưu đãi cho nhân viên công tác tại trường; bổ sung, nâng cấp khối phòng, công trình phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh và các trang thiết bị đi kèm đối với các trường bán trú như nhà ăn, công trình vệ sinh nước sạch... Ban Dân tộc HĐND tỉnh Quảng Trị ghi nhận, tiếp thu và sẽ tổng hợp, báo cáo tại các kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới.