Tại phiên Khai mạc toàn thể, ngoài báo cáo tổng quan giới thiệu Dự án HARMONY (GS. Rafael de Miguel González - Điều phối viên tài trợ Dự án HARMONY, ĐH Zaragora, Tây Ban Nha) còn có tham luận “UNESCO và Giáo dục đại học” (GS. Laurent Serment-Giám đốc Vùng Châu Á-Thái Bình Dương, Tổ chức AUF).
Hội thảo gồm các phiên thảo luận với các nội dung trọng tâm như: Quốc tế hoá giáo dục đại học, kinh nghiệm từ ĐH Đà Nẵng (Việt Nam) và ĐH Zaragora (Tây Ban Nha); Kinh nghiệm thực tiễn của ĐH Mykolas Romeris (Lithuania); Giao lưu sinh viên quốc tế (Friends Teahouse) và Cuộc thi Sáng tạo Video ngắn (Digital Storytelling) dành cho sinh viên (ĐH Quản lý Varna, Bulgaria). Quốc tế hoá từ thực tiễn các trường ĐH Ấn Độ; Công tác quản lý hợp tác quốc tế tại ĐH Đà Nẵng.
Nhân dịp này, ĐH Đà Nẵng (Việt Nam) ký kết các Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với các ĐH Zaragoza (Tây Ban Nha) và ĐH Mykolas Romeris (Lithuania), tạo cơ sở phát triển các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên và phối hợp triển khai các dự án quốc tế. Đây là một trong những mục tiêu, định hướng của Dự án HARMONY góp phần nâng cao hiệu quả và tính bền vững.
Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo, Ban Tổ chức Hội thảo phát động, triển khai các hoạt động cho sinh viên như Cuộc thi làm video ngắn (Digital Storytelling) dành cho sinh viên của ĐH Đà Nẵng.
Với cuộc thi “Sinh viên ĐH Đà Nẵng: Trải nghiệm đa văn hóa và giao thoa văn hóa”, sinh viên sẽ có cơ hội tham gia Chương trình Trại hè trong 2 tuần tại Trường ĐH Quản lý Varna (Bulgaria). Tại buổi phát động cuộc thi, ngoài tham khảo các điển hình video ngắn do các sinh viên Trường ĐH Quản lý Varna, Bulgaria thực hiện, sinh viên ĐH Đà Nẵng còn được chia sẻ trải nghiệm văn hóa và xã hội của sinh viên quốc tế học tập tại ĐH Đà Nẵng và sinh viên Việt Nam đã tham gia trao đổi quốc tế trong Chương trình Erasmus +.
Dự án HARMONY gồm có ĐH Đà Nẵng và 10 thành viên khác: ĐH Zaragoza (UNIZAR, Tây Ban Nha); ĐH Quản lý Varna (VUM, Bulgaria); ĐH Mykolas Romeris (MRU, Lithuania); Viện Nghiên cứu và Phát triển Chính sách Châu Âu (EPDRI, Slovenia); ĐH Quốc tế Daffodil (DIU, Bangladesh), ĐH Khoa học khai phóng (ULAB, Bangladesh); ĐH Nghiên cứu Quản lý Narsee Monjee (NMIMS, Ấn Độ); ĐH Hyderabad (UoH, Ấn Độ); Học viện Công nghệ Vellore (VIT) và Trường ĐH Quảng Bình (QBU, Việt Nam).