Quy định cấp phó trong cơ sở giáo dục: Trăm dâu đổ đầu… hiệu trưởng

Nguyên Hạ - Hiếu Nguyễn | 02/08/2022, 11:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chỉ được bố trí 2 phó hiệu trưởng, lãnh đạo các trường có quy mô lớn luôn trong tình trạng quá tải về công việc. Mong muốn chung của các trường này là số lượng cấp phó sẽ được giao theo quy mô trường; đồng thời tăng cường bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong bối cảnh hiện nay.

Thầy Hiệu trưởng Cầm Văn Thân cho biết, ban giám hiệu chỉ có 3 người nên luôn quá tải trong công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát; đôi khi cấp trưởng phải làm thay cho cấp phó vì công việc quá nhiều. Hoạt động quản lý chuyên môn, giáo viên rất khó khăn, đặc biệt trong các đợt dự giờ, thăm lớp, kiểm tra chất lượng của giáo viên, học sinh, vì trường có nhiều điểm lẻ, các điểm lại cách xa nhau.

Quy định cấp phó trong cơ sở giáo dục: Trăm dâu đổ đầu… hiệu trưởng ảnh 1

Lễ bế giảng năm học 2021 - 2022 tại Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng). Ảnh minh họa.

Linh hoạt trong giao số lượng cấp phó

Từ thực tế, thầy Phan Hồ Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ mong muốn nhà trường được phân công thêm một phó hiệu trưởng. Nếu được như vậy thì áp lực công việc đối với ban giám hiệu sẽ giảm đi. Một số nhiệm vụ chuyên môn hoặc một phần công tác quản lý giáo viên, học sinh được phân công cho các phó hiệu trưởng thì hiệu trưởng sẽ có nhiều thời gian để xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường.

Cũng theo thầy Phan Hồ Hải, với sự phát triển của thời đại 4.0, đòi hỏi hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải cập nhật và thích nghi với sự phát triển chung. Do đó, để nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và giảm bớt áp lực cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường, thực hiện tốt chuyển đổi số từ đơn vị nhà trường, thậm chí tới mỗi lớp học mới có thể giảm bớt áp lực về việc thiếu biên chế phó hiệu trưởng như hiện nay.

Thầy Cầm Văn Thân thì đề xuất giao số lượng cấp phó theo quy mô trường. Điều này càng quan trọng khi triển khai Chương trình GDPT 2018 với những thay đổi mang tính căn bản, toàn diện. Đây là nhiệm vụ mới, rất quan trọng và phức tạp đặt ra với các trường, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý cần am hiểu thực tế nhà trường, quen việc.

Ở góc độ quản lý ngành Giáo dục tại điạ phương, ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang, cho biết: Thực tế cho thấy, quy mô số lớp của các trường rất khác nhau, có trường dưới 20 lớp, có trường có 60 lớp. Số lượng đầu công việc như nhau nhưng khối lượng công việc của trường có số lượng lớp nhiều sẽ vất vả hơn trường có số lượng lớp ít hơn (số lớp liên quan đến số lượng đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất…). Do đó, ông Trần Tuấn Khanh đề xuất, Trung ương quy định khung, địa phương bố trí linh hoạt theo thực tế bảo đảm không vượt khung.

“Trên tinh thần quy định về tổng số lượng cấp phó của cả tỉnh (số tối đa của 1 trường nhân tổng số trường), địa phương được chủ động, linh hoạt quyết định số cấp phó của từng trường dựa trên quy mô thực tế. Ví dụ, tỉnh A có 50 trường THPT, vậy số cấp phó tối đa là 100. Như vậy, tỉnh sẽ quyết định bố trí đơn vị nào 1 phó, đơn vị nào 2 phó, đơn vị nào 3 phó dựa trên quy mô thực tế từng trường, nguyên tắc không được vượt tổng số cấp phó được quy định cứng” - ông Trần Tuấn Khanh nêu ví dụ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/quy-dinh-cap-pho-trong-co-so-giao-duc-tram-dau-do-dau-hieu-truong-post602799.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/quy-dinh-cap-pho-trong-co-so-giao-duc-tram-dau-do-dau-hieu-truong-post602799.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy định cấp phó trong cơ sở giáo dục: Trăm dâu đổ đầu… hiệu trưởng