Đối với quy mô đất xây dựng tập trung đến năm 2030, đất xây dựng các khu chức năng chính đạt khoảng 961 ha, bao gồm: Đất dân dụng (504 ha), đất không thuộc khu dân dụng (đất công nghiệp, đất thương mại công nghiệp, đất công cộng đô thị, mặt nước,… là 457 ha); đất cho các chức năng khác khoảng 9.223 ha, bao gồm: Đất trang trại (1.530 ha), đất rừng trồng, cây công nghiệp (2.170 ha), đất rừng phòng hộ bảo tồn (3.923 ha), đất khác (1.600 ha).
Quy hoạch cũng đưa ra danh sách các dự án ưu tiên đầu tư. Cụ thể, ngoài ranh giới Khu kinh tế gòm có các dự án: Hoàn thiện công tác sửa chữa, cải tạo các tuyến giao thông (Quốc lộ 49 đi Huế và Đường tỉnh 74 đi Khu kinh tế Chân Mây); xây dựng vùng trồng cây công nghiệp phục vụ sản xuất cho Khu kinh tế và huyện A Lưới.
Trong ranh giới Khu kinh tế có các dự án: Lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng chính của Khu kinh tế; đầu tư cụm công trình hành chính, quản lý Khu kinh tế, hoàn thiện trạm kiểm soát liên hợp, quốc môn, các công trình phụ trợ khác của cửa khẩu; xây dựng đường chính Khu kinh tế bao gồm trục Bắc - Nam từ Hương Lâm ra cửa khẩu kết nối với các khu chức năng, có mặt cắt 34 m và đường từ ngã ba A Đớt vào trung tâm đô thị;
Đầu tư các công trình hành chính đô thị, hành chính Khu kinh tế, chuẩn bị mặt bằng xây dựng các công trình dịch vụ thương mại tại đô thị A Đớt; xây dựng khu tái định cư, bệnh viện, các công trình hạ tầng đầu mối cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải và cấp điện để ổn định dân cư; xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu Khu công nghiệp Hương Lâm; xây dựng khu du lịch dịch sinh thái, nghỉ dưỡng A Roàng.
Xem chi tiết: Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030. TẠI ĐÂY