Giũ sạch cỏ rác, cột thành từng bó đưa lên bờ để chở về nhà. Ảnh: Trương Định
Cói sau khi cột thành từng bó sẽ được gánh từ ruộng lên bờ để chở về nhà. Ảnh: Trương Định
Chẻ cây cói thành những sợi nhỏ...
... và đem đi phơi khô. Ảnh: Trương Định
Với thâm niên hàng chục năm làm chiếu, bà Mai Thị Trương (68 tuổi) cho biết, để làm ra một tấm chiếu thành phẩm bán ra thị trường tốn rất nhiều công đoạn và thời gian. Cây cói sau khi thu hoạch sẽ được chẻ nhỏ thành từng lát mỏng, phơi khô từ 2 đến 3 nắng, nếu ai nhuộm màu thì phơi nắng dài thêm sau đó đem đi dệt. Ảnh: Trương Định
Xã Hoài Châu Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) nổi tiếng với nhiều làng nghề dệt chiếu cói lâu đời hơn 200 năm trước, hiện có hàng trăm hộ dân gắn bó với ngành nghề truyền thống này. Ảnh: Trương Định
Chở cói về nhà. Ảnh: Trương Định
Vào mùa cói, ngoài lao động trong nhà, người dân nơi đây còn thuê thêm người làm. Ảnh: Trương Định
Trước đây, dân làng chủ yếu dệt chiếu bằng phương thức thủ công. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, họ sử dụng máy dệt công suất lớn, cho ra khoảng 10 tấm chiếu mỗi ngày. Tùy vào kích cỡ mà mỗi chiếc chiếu thành phẩm có giá từ 70.000 đồng đến 210.000 đồng. Ảnh: Trương Định
TRƯƠNG ĐỊNH